Gia đình

3 mẹo thảo luận về tiền bạc với nửa kia trước khi kết hôn

Từ việc chọn địa điểm cho tuần trăng mật đến tìm kiếm trang phục cưới, chúng ta đều thảo luận mọi điều nhỏ nhặt với chồng hoặc vợ sắp cưới của mình. Mặc dù luôn vui vẻ và thú vị khi thảo luận về tất cả những điều này với nửa kia nhưng điều quan trọng là hãy thảo luận về vấn đề tiền bạc.

Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn nói chuyện với một nửa tương lai của mình.

Hỏi về các khoản nợ hiện có

Một số cặp vợ chồng chọn tách biệt tài chính ngay cả sau khi cưới. Nhưng dù cho có như thế, bạn vẫn cần biết những thông tin về các khoản nợ hiện có từ chồng/vợ sắp cưới của mình.

tâm sự phụ nữ, hôn nhân, tâm sự gia đình

Đây là những vấn đề quan trọng mà cặp đôi cần trao đổi.

- Có tích lũy những khoản vay hay nợ nào trước khi cưới hay không?

- Điểm tín dụng có ở mức tốt không?

- Có đảm bảo luôn trả nợ đúng hạn hay không?

- Có kế hoạch thanh toán để giảm danh sách chủ nợ hay chưa?...

Thảo luận về các cách quản lý tiền chung

Bất kể một trong hai vợ chồng ở nhà làm nội trợ, phụ thuộc tài chính vào người kia, hay là cả hai đều đi làm, thì bạn cũng cần biết ai sẽ là người trả hóa đơn, ai sẽ giữ tiền, ai sẽ trả các khoản nợ, bao gồm những khoản phát sinh trong đám cưới,...

tâm sự phụ nữ, hôn nhân, tâm sự gia đình

Nếu bạn đợi đến sau khi kết hôn mới hỏi những vấn đề này, thì có thể bạn sẽ bị bất ngờ khi biết đối phương mong muốn gia đình bạn trả những khoản nợ hay hóa đơn của bạn sau đám cưới. Vì vậy, tốt nhất bạn nên thẳng thắn trước những vấn đề này nói chuyện rõ ràng để giải tỏa mọi băn khoăn của bạn.

Tìm hiểu phong cách tài chính

Bạn cần hiểu "phong cách chi tiêu" của đối phương, vì nghiên cứu cho thấy đa số các cặp vợ chồng mới cưới tranh cãi nhiều nhất về vấn đề tiền bạc. Vì vậy, hai bạn nên có phong cách chi tiêu tương tự để có thể sẵn sàng cho việc chi tiêu chung sau khi kết hôn.

tâm sự phụ nữ, hôn nhân, tâm sự gia đình

Sau khi cưới, tiền của hai vợ chồng có thể sẽ gộp chung một tài khoản, nên bạn cần đảm bảo rằng không có chuyện một người tiết kiệm, một người thì chi tiêu quá đà. Bạn có thể sẽ rất khó chịu nếu thấy đối phương tiêu hết số tiền tiết kiệm của bạn vì đối phương không có quan niệm để dành phòng khi bất trắc.

Theo Dương Huyền (Công Lý & Xã Hội)

 




https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/3-meo-thao-luan-ve-tien-bac-voi-nua-kia-truoc-khi-ket-hon-119749.html