Gia đình
18/03/2020 14:17Hy hữu, nuốt mũi kim vào bụng khi khám răng
Anh B. nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, không đau bụng, không sốt. Ngay khi tiếp nhận, người bệnh được hỏi kỹ bệnh sử và thời gian nuốt dị vật. Ngay sau đó, người bệnh được thực hiện các xét nghiệm cần thiết để dự phòng tình huống có thể phẫu thuật lấy dị vật và chụp CT-Scan vùng bụng để xác định vị trí.
Kết quả ghi nhận dị vật kim loại nằm trong dạ dày. Người bệnh được chỉ định soi dạ dày khẩn.
Các bác sĩ tại Khoa Nội soi BV ĐHYD TPHCM thực hiện nội soi cấp cứu lần 1 để gắp dị vật nhưng dạ dày còn nhiều thức ăn khiến việc tìm kiếm bị hạn chế. Sau đó, người bệnh được thực hiện nội soi gây mê. Nội soi gây mê giúp người bệnh dễ chịu hơn và quá trình nội soi được thực hiện hiệu quả.

Tuy nhiên, thức ăn đặc (cơm) khiến quá trình bơm rửa rất khó khăn. Bác sĩ nội soi đã sử dụng hệ thống bơm rửa áp lực cao (water-jet pump) để hút rửa sạch khối thức ăn trong dạ dày và tìm dị vật. Công tác này cần phải được thực hiện cẩn thận để tránh đẩy dị vật trôi xuống ruột non. Sau cùng, các bác sĩ nội soi phát hiện mũi kim nằm sâu dưới khối thức ăn.
Dị vật có đầu sắc nhọn như kim tiêm, dài khoảng 4cm, hiện tại chưa đâm thủng thành dạ dày. Quá trình gắp dị vật khá khó khăn vì hình dáng dị vật khó cầm nắm, đồng thời các bác sĩ phải sử dụng mũ chụp đặc biệt bao quanh đầu ống soi để có thể gắp dị vật an toàn. Mũ chụp chuyên dụng được khuyến cáo sử dụng thường qui khi lấy các dị vật sắc nhọn qua nội soi nhằm đảm bảo dị vật không không gây tổn thương các cơ quan lân cận.
"Nếu không sử dụng mũ chụp này thì đầu kim nha khoa có thể đâm thủng thành thực quản hay hầu họng trong quá trình kéo dị vật ra ngoài, gây ra các biến chứng nặng sau đó như chảy máu, thủng hay áp xe trung thất rất nặng nề và nguy hiểm. Các bác sĩ đã lấy được dị vật thành công và an toàn, người bệnh được xuất viện ngay ngày hôm sau trong tình trạng hồi phục hoàn toàn và không tai biến - biến chứng sau thủ thuật". ThS BS. Phạm Công Khánh – Phó Trưởng Khoa Nội soi BV ĐHYD TPHCM chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo, dị vật đường tiêu hóa là tình trạng tương đối phổ biến. Hầu hết các trường hợp (80%) dị vật sẽ đi ra ngoài qua ngả hậu môn mà không gây biến chứng. Tuy nhiên nếu người bệnh bệnh nuốt dị vật sắc nhọn như xương cá, xương động vật khác (gà, vịt, heo,…), vỉ thuốc… thì cần đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời đối với nhân viên y tế khi thực hiện các thủ thuật cần thận trọng, nhất là khi sử dụng những vật sắc nhọn nguy hiểm như trường hợp trên.
Theo Pha Lê (Báo Dân Sinh)
Tin cùng chuyên mục








-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
Bài đọc nhiều



