Gia đình
15/10/2016 16:30Những mối nguy hại khi đánh son mà bạn không biết đến
![]() |
Không phải những thỏi son càng đắt tiền thì càng chứa ít chì và ngược lại, rất nhiều thỏi son hàng hiệu vẫn chứa lượng chì rất cao. (Ảnh minh họa) |
Trên thực tế, thành phần của son chứa chì là chất cực độc gây nên những hậu quả nặng nề như: sự rối loạn tâm trí và hành vi, sức khỏe với người bị nhiễm độc. Chỉ cần nhiễm một lượng chì - chất độc thần kinh nhỏ xíu cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng con người.
Campaign for Safe Cosmetics đã tiến hành một nghiên cứu - “A Kiss Poison” vào năm 2007 có kết quả 20/33 số thỏi son được kiểm tra đều chứa chì ở các mức độ khác nhau. Mức độ này có giới hạn từ từ 0,03 ppm đến 0,65 ppm. (ppm: phần triệu) Tuy nhiên dù ở nồng độ nhỏ nhất thì chì cũng gây hại cho sức khỏe.
![]() |
Ảnh minh họa |
Năm 2010, FDA lại tiến hành thử nghiệm thành phần chì chứa trong son, nhưng lần này kết quả còn đáng cảnh báo hơn: 400 loại son trên thị trường nhiễm chì, nồng độ chì giao động từ 0,9-3,06 ppm, cao gấp 3 lần nghiên cứu năm 2007 được Campaign for Safe Cosmetics trước đó.
![]() |
Nghiên cứu này cũng chỉ ra có rất nhiều kim loại độc hại khác chứa trong thỏi son hàng ngày chúng ta sử dụng. Các nhà nghiên cứu Đại học California đã thử nghiệm 8 thỏi son lì và 24 cây son bóng và phát hiện 9 loại kim loại nặng độc hại, bao gồm crom, cadimi, mangan, nhôm và chì ẩn chứa trong son. Quá là nguy hiểm!
![]() |
Bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn lên miệng mình do thói quen dùng tay tô son. (Ảnh minh họa) |
Theo TS Elaine Larson, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm- giáo sư tại ĐH Columbia (Mỹ) cho biết, Vi khuẩn, virus và các vi sinh vật gây bệnh vô hình khác có thể sống trên ngón tay. Khi tay bạn tiếp xúc với tay nắm cửa hoặc điện thoại di động thì ngón tay bạn cũng tiếp xúc với các loại vi khuẩn. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiều bệnh như viêm họng, đau mắt đỏ, viêm màng não, hoại tử...
Vi trùng có thể tồn tại bên ngoài vật chủ sống trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Do vậy, dù trong son có chứa thành phần kháng nguyên cũng không thể ngăn chặn hết lượng vi khuẩn có trong ngón tay bạn. Chính vì thế, bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn lên miệng mình do thói quen dùng tay tô son. Điều này vô cùng nguy hiểm.
Nếu đã hiểu rõ những tác hại của việc dùng tay tô son, bạn hãy dừng ngay hành động này. Thay vào đó, bạn hãy sử dụng bút tô son môi hoặc dụng cụ trang điểm cho đôi môi của mình.
Những điều cần lưu ý Qua một số khảo sát nhanh, có những chị em tô son 14 lần/ngày - thì dù là son chứa nồng độ chì cực thấp cũng khiến cơ thể nhiễm chì nhanh chóng. Bởi vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho mình, việc đầu tiên bạn cần phải làm là hạn chế sử dụng son. Đặc biệt không được để trẻ em dùng son, bởi da và các tế bào của chúng yếu, dễ bị tổn thương bởi các kim loại độc hại. Nếu muốn kiểm tra xem son có nhiễm chì hay không? tốt nhất bạn nên tô son ra tay (mặt trong cổ tay) rồi dùng chiếc nhẫn vàng chà miết nhiều lần lên vết son. Nếu thấy son đổi màu đen sẫm càng nhiều chứng tỏ nó chứa nhiều chì, bạn hãy cân nhắc kĩ có nên chọn nó hay không. |
Theo P.Hậu (Gia Đình & Xã Hội)
Tin cùng chuyên mục








-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
Bài đọc nhiều



