Giới trẻ
21/05/2015 08:37Sinh viên làm ô sin, nhiều cạm bẫy
Để có tiền trang trải cho việc học tập, cuộc sống, nhiều sinh viên nữ đã đến với nghề ô sin. Không ít bạn đã phải dở khóc, dở cười và đối mặt nhiều cạm bẫy.
![]() |
Nhiều sinh viên làm thêm giúp việc gia đình đã phải chịu không ít những “trái đắng” khi gặp phải những ông chủ “dê” lợi dụng (Ảnh minh họa). Ảnh: Q.L. |
Nhiều cạm bẫy
Dù có tiền để trang trải cuộc sống, nhưng các sinh viên nữ khi làm nghề “ô sin” đối mặt với nhiều cạm bẫy. Hằng cho biết, mỗi lần đi làm, cô luôn lo sợ bà chủ đi vắng, có mỗi ông chủ ở nhà. “Ông chủ bình thường đối xử với mình khá tốt. Ông ấy cũng bằng tuổi ông mình nên mình rất kính trọng. Nhưng không ngờ, có lần bà chủ vắng nhà, mình đang lau cầu thang, bất ngờ ông chủ ôm chầm lấy eo và sờ mó. May đúng lúc đó bà chủ về. Nhiều lần tính bỏ việc, nhưng lo không tìm được việc khác, không có tiền trang trải cuộc sống nên đành cố”, Hằng kể.
Phạm Thị Lan (SN 1994) quê Nghệ An, sinh viên năm 2, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) phải bỏ dở công việc vì gặp phải ông chủ có máu... “dê”. Lan kể, qua trung tâm giới thiệu việc làm, cô đi giúp việc cho một gia đình ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Anh, chị chủ nhà còn trẻ và là cán bộ công chức, vợ đang mang bầu sang tháng thứ 8.
“Thời gian đầu, mình được anh, chị chủ nhà đối xử tốt, tạo điều kiện về thời gian để không ảnh hưởng học tập. Một hôm, chị chủ đi vắng, mình đang nấu ăn, bỗng anh chủ ôm chầm từ phía sau và ngỏ ý muốn chăm sóc, nuôi ăn học nếu đồng ý làm bồ nhí”, Lan kể.
Không gặp phải ông chủ “dê” như Hằng và Lan, nhưng Nguyễn Thị Linh, sinh viên năm 2, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) lại rơi vào hoàn cảnh khó xử khi làm thêm bằng việc trông em bé.
“Thời gian đầu, mọi việc đều suôn sẻ, chủ nhà không có vấn đề gì và em bé cũng rất ngoan. Nhưng một hôm, đang pha sữa cho em bé, sàn nhà bị ướt em bé chạy bị ngã sưng đầu. Hôm đó, mình bị gia chủ chửi mắng thậm tệ, rồi bị đuổi việc mà không hề nhận được một đồng tiền lương”, Linh kể.
Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Thu Hương, Phó Chủ nhiệm khoa Tâm lý, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, công việc giúp việc gia đình không hề đơn giản. Do đó, sinh viên khi chọn nghề này phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định.
Cụ thể, khi chăm sóc trẻ nhỏ, các bạn phải có tâm thế, phương pháp, dạy trẻ phù hợp, không được quát mắng trẻ nhỏ. Còn với tình trạng một số sinh viên khi gặp phải những ông chủ “dê”, muốn lợi dụng thì các em nên cảnh giác và có những biện pháp bảo vệ mình như tránh tiếp xúc riêng tư với ông chủ, ăn mặc kín đáo, không hở hang...
“Một hôm, chị chủ đi vắng, mình đang nấu ăn, bỗng anh chủ ôm chầm từ phía sau và ngỏ ý muốn chăm sóc, nuôi ăn học nếu đồng ý làm “bồ nhí”. Mình hét toáng lên, sợ quá bỏ chạy về. Sau hôm đó, mình bỏ việc luôn, không dám đến lấy tiền công nữa”. Phạm Thị Lan, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội |
>> Tâm sự của một ô-sin sinh viên
Theo Quang Lộc (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục







-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
H'Hen Niê bụng bầu to vượt mặt vẫn tập gym gây sốt mạng xã hội, phản ứng của dân tình gây chú ý (19/07)
-
Nội dung AI "rác" hoành hành, bủa vây người dùng mạng (19/07)
-
Bài ném biên mang về 3 điểm, tuyển Indonesia đẩy Malaysia vào thế "chân tường" tại giải Đông Nam Á (19/07)
-
Bão Wipha vào Biển Đông thành bão số 3, khả năng di chuyển về hướng vịnh Bắc Bộ (19/07)
-
6 lỗi cơ bản khi lái xe khiến bạn trông như "tay mơ" trên đường (19/07)
-
Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Hơn 60 lính cứu hỏa dập tắt đám cháy rộng 1.700m2 (19/07)
-
Huấn luyện viên "Ma cà rồng" ép sinh viên hiến máu hàng trăm lần đổi lấy tín chỉ (19/07)
-
Nam ca sĩ từ bỏ TP.HCM ra Phú Quốc xây biệt thự ở, đất đai bạt ngàn (19/07)
-
Căn bệnh bí ẩn khiến hơn 140 người đổ bệnh trên du thuyền hạng sang (19/07)
Bài đọc nhiều



