Kinh tế
13/05/2017 08:27Đi 200m đường, mỗi tháng phải trả phí 30 triệu đồng
Công ty cổ phần vận tải An Giang cho biết xe buýt của công ty chỉ sử dụng hơn 200m tuyến quốc lộ 91 nhưng hàng tháng phải mất 30 triệu đồng.
Trạm thu phí T2 đặt ở vị trí khiến nhiều người dân, doanh nghiệp di chuyển từ An Giang qua quốc lộ 80 về Kiên Giang bức xúc - Ảnh: Hạnh Nguyễn |
Buổi đối thoại giữa chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang với đại diện Công ty Cổ phẩn đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đã diễn ra chiều 12-5.
Tham dự buổi đối thoại còn có đại diện Sở Giao thông vận tải và nhiều doanh nghiệp vận tải tỉnh An Giang.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Văn Khang - tổng giám đốc Công ty CP đầu tư quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang - cho biết tổng mức đầu tư toàn dự án lên đến 2.000 tỉ đồng, vốn vay ngân hàng chiếm đến 80%.
Dự án đã góp phần tạo sự phát triển kinh tế xã hội cho nhiều tỉnh, thành. Trong đó, phương án thu phí BOT trên tuyến quốc lộ 91 đã được các bên (nhà nước, ngân hàng, nhà đầu tư) bàn bạc đưa ra trước đó và được Chính phủ phê duyệt.
Tuy nhiên, chủ đầu tư BOT quốc lộ 91 đã gặp sự phản ứng khá quyết liệt từ doanh nghiệp và Hiệp hội vận tải ôtô An Giang.
Ông Nguyễn Văn Minh - giám đốc Công ty CP vận tải An Giang - bức xúc cho rằng việc thu phí như vậy rõ ràng là bất hợp lý và gây ảnh hưởng không nhỏ cho doanh nghiệp của tỉnh.
“Ròng rã suốt 5 tháng qua, chúng tôi đã kêu cứu các cấp từ địa phương đến trung ương nhưng không có kết quả. Doanh nghiệp chúng tôi được phê duyệt hoạt động vận tải bằng xe buýt đã 12 năm nay, xe buýt chỉ sử dụng hơn 200m tuyến quốc lộ 91 nhưng hàng tháng phải mất 30 triệu đồng.
Trong khi giá vé xe buýt không thể tăng vì chủ yếu phục vụ người nghèo. Chúng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa”, ông Minh phản ứng gay gắt.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh An Giang cho biết đã 7 lần mòn mỏi gửi kiến nghị lên các cấp, giờ Bộ Giao thông vận tải lại ra văn bản yêu cầu rà soát báo cáo chậm nhất ngày 15-6.
“Chúng tôi mong sự việc sớm được điều chỉnh, đừng để dân và doanh nghiệp phải đợt chờ mỏi mòn thêm nữa”, ông Xuân yêu cầu.
Ông Nguyễn Văn Du - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải An Giang - cho biết trạm T1 của dự án đặt ở vị trí hiện nay là phù hợp, trong khi qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thì vị trí trạm T2 lại đặt bất hợp lý gây ảnh hưởng cho người dân và doanh nghiệp. Còn theo ông Khang, trạm T2 đặt ở vị trí hiện tại hoàn toàn nằm trong dự án BOT quốc lộ 91. “Mức phí thu như vậy là theo quy định của Bộ Tài chính cho phép, cũng thấp chứ không cao. Việc điều chỉnh mức phí công ty không thể đơn phương điều chỉnh mà còn phụ thuộc vào nhà nước, ngân hàng và cả chủ đầu tư. Các bên cũng đang thực hiện đúng cam kết về dự án, việc chỉnh mức phí sẽ ảnh hưởng đến phương án trả nợ ngân hàng." - Ông Khang thông tin. |
Theo Hạnh Nguyễn (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Nga lên tiếng về việc cựu Bộ trưởng Giao thông thiệt mạng sau khi bị sa thải (07/07)
-
Kinh hoàng: Người đàn ông bị trăn khổng lồ nuốt chửng khi đang chăn gà (07/07)
-
Lập đoàn kiểm tra vụ sợi bún đổi màu đỏ bất thường ở Đà Nẵng (07/07)
-
Người trẻ 20 tuổi mà xương khớp như "người già": Bác sĩ nói đa số đều có 4 đặc điểm, sửa ngay còn kịp (07/07)
-
Các bé gái phải tự viết lại tên mình trên cơ thể: Những câu chuyện lạnh người từ các nạn nhân trở về sau trận lũ quét thế kỷ tại Mỹ (07/07)
-
Phim 18+ gây sốc nhất thập kỷ: Cảnh nóng nặng đô chưa từng thấy, khán giả ngất xỉu tại rạp (07/07)
-
Lượng ô tô mới "bơm" ra thị trường tăng mạnh, giá xe dự báo còn giảm sâu (07/07)
-
"Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh không thể tốt nghiệp đúng thời hạn" (07/07)
-
Người phụ nữ gần 80 tuổi mới được NSND Trung Đức công khai: Đẹp như diễn viên, chồng yêu say đắm (07/07)
-
Cậu bé ăn xin trên cầu vượt nhận ra mẹ mình, nhưng chị không chịu thừa nhận. Cảnh sát cho biết: Người mẹ đã làm đúng (07/07)
Bài đọc nhiều




