Kinh tế
13/11/2019 11:40Giá thịt lợn tiếp tục tăng sốc: Thương lái đang thao túng giá?
Giá thịt lợn tăng cao do nguồn cung bị giảm sút sau dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, nhiều nơi đang có dấu hiệu thương lái “làm giá” lũng đoạn thị trường để kiếm lời.
Tại chợ dân sinh, giá các mặt hàng thịt lợn đang tăng mạnh. Chị Nguyễn Thị Mai, tiểu thương tại chợ Phùng Khoang, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, chỉ chưa đầy 1 tháng mà giá thịt lợn đã tăng khoảng 20-30 nghìn đồng/kg. “Nhiều ngày nay, mỗi phiên lại nghe báo giá mới, có hôm tăng mấy giá liền, vậy mà còn không có lợn mà bắt”, chị Mai cho hay.
Còn chị Thu Thủy, tiểu thương chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy, kể rằng, chị mua mỗi ngày một con con lợn hơi về xẻ thịt bán, gần đây chị phải trả 10 triệu đồng/con tầm hơn 1 tạ. Do đó, ngày nào chị cũng phải tính toán bán sao cho có lãi. Như hôm nay (12/11), chị còn phải trả thêm 400.000 đồng nữa do giá lợn hơn tiếp tục tăng.
Giá thịt lợn tăng cao khiến người tiêu dùng cũng phải “thắt lại” túi tiền hoặc chuyển sang thực phẩm khác. Chị Minh, quận Hoàn Kiếm chia sẻ: “Thịt lợn loại ngon đã tăng lên tới 150-160 nghìn đồng/kg. Nhà tôi chủ yếu chuyển sang ăn cá, gà nhưng vì thịt lợn là món dễ chế biến lại được trẻ con ưa thích nên vẫn phải mua, có điều mua ít hơn”.
Trao đổi với báo chí về việc giá thịt lợn tăng phi mã những ngày gần đây, ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) khẳng định, nguồn cung thịt lợn không hề thiếu. Tổng số lợn bị bệnh và phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi chỉ khiến thị trường thiếu hụt khoảng 5,7% lượng thịt lợn. Tuy nhiên, giới thương lái đang “mượn cớ” dịch tả lợn châu Phi để làm lũng đoạn thị trường nhằm kiếm lời. “Rõ ràng khâu lưu thông đang có vấn đề. Hiện nay giá lợn hơi tại miền Bắc của công ty C.P Việt Nam bán ra với mức giá 66 nghìn đồng/kg, nhưng khi mua về, thương lái đã đẩy giá lên mức 71-73 nghìn đồng/kg. Cần phải xử lý được vấn đề này”, ông Dương phân tích.
Mới đây, để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, ngày 21/10, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị 12/CT-BCT trong đó có nhiều nội dung liên quan đến bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo.
Cụ thể, Bộ này đã chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan chủ động tham mưu hoặc có phương án chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu nói chung và mặt hàng thịt heo nói riêng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán; có phương án hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu thịt heo khi có nhu cầu.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thịt heo, kịp thời có phương án điều hành thị trường hiệu quả.
Hiền Lê (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Thông tin mới vụ Chủ tịch Công ty cổ phần nước GMT lừa đảo chiếm đoạt tài sản (18/07)
-
Đột quỵ "rất sợ" bài tập này: Cực dễ thực hiện, chỉ 10 phút/ngày cũng đem lại hiệu quả bất ngờ (18/07)
-
Ngoại tình với nhân viên bị bắt tại trận, CEO công ty tỷ đô gửi tâm thư (18/07)
-
Mắng chửi, đòi thu tiền đỗ xe tại vỉa hè nhà tang lễ ở Hà Nội, người phụ nữ lập tức "lên phường" nộp phạt (18/07)
-
Cầu thủ U23 Việt Nam hứa mang Cúp vô địch Đông Nam Á về nước (18/07)
-
Dự báo điểm chuẩn chi tiết từng ngành vào Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 (18/07)
-
Công bố trọng tội hiếp dâm khiến Ngô Diệc Phàm vào "nhà đá" 13 năm và bị trục xuất khỏi Trung Quốc (18/07)
-
Tổn thất của Nga và Ukraine sau hơn 3 năm xung đột (18/07)
-
MU tăng giá Mbeumo lên 70 triệu bảng, "bom tấn" sắp nổ (18/07)
-
Á khoa khối C00 ở Thanh Hóa có mẹ làm ruộng, bố là công nhân (18/07)
Bài đọc nhiều




