Kinh tế
23/05/2017 09:17Năm 2016, Việt Nam mất 1,7 tỷ USD bởi thiên tai
Theo ước tính năm 2016, Việt Nam đã mất gần 1% GDP (khoảng 1,7 tỷ USD) bởi thiên tai, hạn hán, trong đó, nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản chịu tác động mạnh mẽ nhất.
Về sản xuất công nghiệp, tốc độ tăng trưởng thấp hơn 2 năm trở lại đây. Tính chung cả năm 2016, chỉ số toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do các ngành khai khoáng giảm mạnh.
Về các yếu môi trường, Chính phủ ước tính năm 2016, Việt Nam đã mất gần 1% GDP (khoảng 1,7 tỷ USD) bởi thiên tai, hạn hán. Trong đó, nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản chịu tác động mạnh mẽ nhất với 6 tháng đầu năm tăng trưởng âm.
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, bài học từ sự cố môi trường của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Theo đó, hậu quả về môi trưởng hiện diện cả ở trước mắt và lâu dài.
Sự cố Formosa cũng đặt ra cho các cơ quan chức năng, các địa phương vấn đề bảo vệ môi trường trong lựa chọn các dự án đầu tư, kiên quyết không đánh đổi, cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường.
Chính phủ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều hiện tượng thiên tai khó lường dẫn đến thiệt hại nặng nề về người và sản xuất nông, lâm và thủy sản.
![]() |
Toàn cảnh phiên khai mạc Quốc hội sáng 22/5. Ảnh: Song Duy - Như Linh. |
Nhiều ý kiến đề nghị cần có đánh giá kỹ, toàn diện để chủ động có giải pháp kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là các giải pháp về nguồn lực.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cần phân tích, đánh giá cụ thể hơn về một số vấn đề, trong đó có tốc độ tăng trưởng GDP.
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, báo cáo của Chính phủ cho thấy trong 13 chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thì có 11 chỉ tiêu đạt và vượt, có 2 chỉ tiêu quan trọng không đạt kế hoạch là tốc độ tăng trưởng GDP và tăng tổng kim ngạch xuất khẩu.
Theo báo cáo của Chính phủ, tăng trưởng kinh tế cả năm 2016 đạt 6,21% thấp hơn so với kế hoạch đề ra. Con số này cũng thấp hơn báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 ước đạt 6,3-6,5% và cũng thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế tại kỳ họp thứ 2 cũng cho rằng các yếu tố để tốc độ tăng trưởng GDP tăng cao hơn là chưa chắc chắn. Các yếu tố tác động cũng chưa được định lượng cụ thể và rất khó đạt được mức tăng 6,3-6,5% như Chính phủ báo cáo.
![]() |
Sự thay đổi chỉ tiêu GDP dự kiến năm 2017. Đồ họa: Hiếu Công. |
Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa và mang tính căn bản khiến cho GDP đạt thấp là cơ cấu kinh tế chưa có chuyển biến mạnh. Ngoài ra, yếu tố thiếu liên kết và thực lực doanh nghiệp trong nước yếu, chưa đủ sức cạnh tranh cũng được liệt kê.
Tuy Chính phủ, các cấp, ngành có các hành động cụ thể, quyết liệt theo tinh thần kiến tạo và phục vụ doanh nghiệp nhưng chưa xác định rõ định hướng trọng tâm trong điều kiện nguồn lực có hạn.
Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhấn mạnh có ý kiến băn khoăn và đề nghị làm rõ tính xác thực của các số liệu khi hầu hết chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường đều đạt trong khi đó chỉ tiêu GDP lại đạt thấp.
Theo Hiếu Công (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Campuchia phủ nhận dùng tên lửa tập kích Thái Lan (27/07)
-
Nước cờ gây sốc của ông Troussier cuối cùng lại trở thành “cứu cánh” cho HLV Kim Sang-sik (27/07)
-
Cảnh báo sốt xuất huyết gia tăng: Nguy cơ tái nhiễm nặng (27/07)
-
Chồng bất tỉnh vì đột quỵ, vợ ngất xỉu do nhồi máu cơ tim (27/07)
-
Khống chế tên cướp lẩn trốn khu vực biên giới, thu tại chỗ 2 khẩu súng (27/07)
-
Xin nghỉ hưu trước tuổi, bất ngờ được bổ nhiệm chức mới (27/07)
-
Bộ Tài chính tính truy thu tiền sử dụng đất, hiệp hội nói bất hợp lý (27/07)
-
Điểm nóng xung đột ngày 27-7: Ukraine tung đòn hiểm vào bán đảo Crimea (27/07)
-
Căng thẳng trên biên giới kéo dài sang ngày thứ ba, công dân Campuchia ở Thái Lan ùn ùn về nước (27/07)
-
3 giao lộ thường xuyên kẹt xe ở TP HCM sắp được "giải cứu"? (27/07)
Bài đọc nhiều




