Kinh tế
05/12/2015 10:40Thu nhập người Việt lên 3.200-3.500 USD sau 5 năm
GDP bình quân đầu người của Việt Nam dự kiến tăng gấp rưỡi vào năm 2020, so với mức 2.200 USD hiện nay.
![]() |
Việt Nam đặt mục tiêu thúc đẩy cải cách thể chế để tăng trưởng cao hơn trong 5 năm tới. ẢNh: CP |
Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới khuyến nghị cần giải quyết thách thức về năng suất lao động. Những năm gần đây, Việt Nam đã phục hồi tăng trưởng khá tốt sau giai đoạn suy thoái toàn cầu. Tuy nhiên, mức tăng năng suất giảm dần là vấn đề đáng quan ngại, hiện chỉ đạt gần 4%, trong khi Trung Quốc là trên 7% và Hàn Quốc là hơn 5% tại thời điểm các quốc gia này có trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay.
“Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo được tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như Hàn Quốc hay Đài Loan”, bà nhấn mạnh.
Đại diện Ngân hàng Thế giới cho hay cải cách thể chế đóng vai trò then chốt, bởi muốn tăng năng suất lao động thì phải tạo ra một sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, khuyến khích cạnh tranh thực chất và bảo vệ quyền sở hữu tài sản.
Đồng quan điểm, ông David Devine - Đại sứ Canada cho hay hiệu suất lao động giảm sút từ những năm 90, do các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả và sự yếu kém của khu vực tư nhân trong nước. Nền tảng thể chế phát triển chưa đúng mức, cho thấy sự cấp thiết phải cải cách thể chế.
Ngoài ra, sự cấp thiết phải cải tổ được thể hiện rõ nhất sau khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do. “Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ kích thích cải cách thể chế để tăng cường và chuẩn hóa các quy tắc cũng như tính minh bạch, hỗ trợ tạo nên thể chế hiện đại tại Việt Nam", đại sứ phát biểu.
Ông Jonathan Dunn - Đại diện thường trú của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định Việt Nam đã đạt những tiến bộ trong ổn định nền kinh tế vĩ mô, song thậm hụt ngân sách cao và nợ công tăng, cải cách cơ cấu còn khiếm tốn đang là những hạn chế trong nền kinh tế. Thời gian tới, vị này đề xuất Việt Nam cần tiếp tục duy trì ổn định chính sách vĩ mô và thúc đẩy tái cơ cấu, trong đó khu vực tài chính vẫn tiếp tục là ưu tiên hàng đầu, bên cạnh việc tăng cường cải cách doanh nghiệp Nhà nước.
Tin cùng chuyên mục








-
Phim Hollywood của Ngô Thanh Vân nhận điểm thê thảm (05/07)
-
Fluminense hạ Al Hilal, đoạt vé đầu tiên vào bán kết Club World Cup (05/07)
-
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp hơn 8.000 tỷ vào VinSpeed (05/07)
-
Vợ NSND Công Lý lên tiếng về thông tin "có một đời chồng rồi mới đi cưới Công Lý" (05/07)
-
Clip người phụ nữ nghi tông bé trai rồi bỏ trốn: Công an áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm (05/07)
-
Từng vướng 'ồn ào' nhập tịch giống tuyển Malaysia, đội bóng Nam Mỹ bị FIFA trừng phạt nặng cỡ nào? (05/07)
-
Công an TP.HCM vào cuộc điều tra clip người đàn ông đánh đập tàn nhẫn hai thiếu niên (05/07)
-
Hà Nội hướng dẫn cách giúp người dân 'chống shock' với hóa đơn tiền điện tăng vọt (05/07)
-
Khương Dừa nói thẳng về trùm Điền Quân Color Man: "Thấy sa cơ thất thế là quay lại chửi" (05/07)
-
Ông Trump phê chuẩn dự luật 'to lớn, đẹp đẽ' (05/07)
Bài đọc nhiều




