Kinh tế
04/02/2025 10:37Thương mại điện tử bùng nổ, vì sao có đến 150.000 nhà bán rời sàn?
Theo Báo cáo Toàn cảnh thị trường sàn bán lẻ trực tuyến 2024 và dự báo 2025 do Metric mới công bố, tổng doanh số của 5 sàn thương mại điện phổ biến nhất tại Việt Nam (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo) năm 2024 đạt 318.900 tỉ đồng, tăng 37,36% so với năm 2023. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 3.421 triệu sản phẩm, tăng mạnh 50,76%.
Tuy nhiên, số lượng cửa hàng phát sinh đơn hàng lại giảm 20,25% (tương đương 165.000 shop rời bỏ thương mại điện tử), phản ánh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Trong khi đó, chỉ riêng sàn Shopee xuất hiện thêm 31.500 nhà bán nước ngoài, tạo áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với nhà bán nội địa.
Theo Metric, lý do "chia tay" của 165.000 shop là vì nhiều nhà bán hàng nhỏ lẻ hoặc hoạt động không hiệu quả, nhường chỗ cho những thương hiệu có chiến lược kinh doanh rõ ràng, danh mục sản phẩm phù hợp với thị hiếu và khả năng vận hành linh hoạt hơn.

Năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng chứng kiến sự gia tăng đáng kể của hàng nhập khẩu với hơn 324,1 triệu sản phẩm tiêu thụ, doanh số đạt 14.200 tỉ đồng - tăng trưởng lần lượt 37,9% và 42,9% so với năm trước.
Sự thay đổi này xuất phát từ một số yếu tố chính như hệ thống logistics được cải thiện giúp thời gian vận chuyển nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro thất lạc hoặc giao hàng chậm.
Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử cũng cung cấp chính sách đổi trả, bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn. Ngoài ra, giá cả cạnh tranh từ các thương hiệu quốc tế cũng là yếu tố quan trọng khi nhiều sản phẩm nhập khẩu có giá tốt hơn nhờ chi phí sản xuất thấp.
Đây là tín hiệu quan trọng cho các doanh nghiệp nội địa, đòi hỏi họ phải tối ưu sản phẩm và chiến lược giá để có thể cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế.
Làm đẹp, nhà cửa – đời sống, thời trang nữ là 3 ngành hàng mang lại doanh số nhiều nhất cho các sàn thương mại điện tử năm 2024.
Tuy nhiên, bách hóa – thực phẩm mới là ngành hàng nổi bật với mức tăng trưởng lên đến 76.3% - cao nhất trong số các ngành hàng. Xu hướng này cho thấy người tiêu dùng ngày càng ưu tiên đặt hàng trực tuyến thay vì mua sắm tại chợ truyền thống hoặc siêu thị.
Trong tốp 10 thương hiệu đứng đầu, Vinamilk là thương hiệu nội địa duy nhất, còn lại là các thương hiệu đến từ Mỹ, Trung Quốc,…
Theo đại diện Metric, thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt và tận dụng các cơ hội từ các dịp mua sắm lớn, tối ưu chiến lược sản phẩm và nâng cao trải nghiệm khách hàng để duy trì và phát triển thị phần.
Sự trỗi dậy của hàng nhập khẩu và thay đổi nhu cầu tiêu dùng cũng tạo ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng mở ra cơ hội mới để nâng cao chất lượng và cạnh tranh hiệu quả hơn.
"Để thành công, các nhà bán lẻ cần sáng tạo, linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với xu hướng mới trong thị trường thương mại điện tử đầy biến động này"- Đại diện Metric khuyến nghị.
Theo Lê Tỉnh (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Bé gái 1 tháng tuổi ngộ độc do uống sái thuốc phiện (04/07)
-
Đợi bố mẹ ngủ say, bé gái còn mặc bỉm nửa đêm bật dậy làm những việc không thể tin nổi! (04/07)
-
Ngày mai là ngày xảy ra đại thảm họa được tiên đoán trong truyện tranh Nhật Bản, chính phủ chuẩn bị loạt kế hoạch phòng ngừa (04/07)
-
Chiếc xe tang lặng lẽ đưa thi thể Diogo Jota về nước, tang lễ tổ chức hôm nay, hoa tưởng niệm rải đầy (04/07)
-
Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội (04/07)
-
Người EQ thấp thích nói 4 câu này, ai nghe cũng chẳng ưa: Mong bạn không trúng câu nào! (04/07)
-
1 nữ ca sĩ thông báo cưới bạn trai kém 7 tuổi, 26.000 người liền "bóc phốt" chú rể: "Chị chạy ngay đi!" (04/07)
-
Tổng thư ký LĐBĐ Malaysia trả lời về khả năng đội nhà bị xử thua tuyển Việt Nam 0-3 (04/07)
-
7 thứ 'ăn cắp tiền điện' còn hơn cả điều hòa: Nhiều nhà không bao giờ tắt, bảo sao hóa đơn điện liên tục tăng (04/07)
-
Tình huống pháp lý vụ "cô giáo vùng cao" run sợ khi đến Nha Trang (04/07)
Bài đọc nhiều




