Kinh tế

Tịch thu 800 kg giá đỗ bị ngâm thuốc kích thích độc hại

Tại hiện trường, nhà chức trách tịch thu gần 1.000 ống hóa chất và 11 bao lớn chứa giá đỗ có trọng lượng hơn 800 kg đã được ngâm tẩm hóa chất chuẩn bị xuất ra thị trường tiêu thụ.

 

Tại hiện trường, nhà chức trách tịch thu gần 1.000 ống hóa chất và 11 bao lớn chứa giá đỗ có trọng lượng hơn 800 kg đã được ngâm tẩm hóa chất chuẩn bị xuất ra thị trường tiêu thụ.

Trước đó, ngày 17/2, Đội Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Môi trường Công an TP Huế phát hiện cơ sở sản xuất giá đỗ tại địa chỉ 57 Tôn Thất Thiệp (phường Tây Lộc, TP Huế) do bà Vương Thị Mỹ Hạnh làm chủ sử dụng chất kích thích tăng trưởng có tên là Benzylaminopurine để ủ giá đỗ.

Tich thu 800 kg gia do bi ngam thuoc kich thich doc hai hinh anh 1
Số hóa chất thu giữ tại cơ sở sản xuất giá đỗ. Ảnh: A.K.

Loại hóa chất này có dạng lỏng được chứa trong các ống nhựa, nhãn mác ghi bằng chữ nước ngoài. Chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của số hóa chất này.

Nhà chức trách đã lập biên bản tịch thu gần 1.000 ống hóa chất và 11 bao lớn chứa giá đỗ có trọng lượng hơn 800 kg đã được ngâm tẩm hóa chất chuẩn bị xuất ra thị trường tiêu thụ.

Tich thu 800 kg gia do bi ngam thuoc kich thich doc hai hinh anh 2
Số giá đỗ ủ hóa chất. Ảnh: Điền Quang.

Theo khai nhận của chủ cơ sở, bình quân 10 kg đậu xanh, cơ sở này pha trộn với 20 l nước và 2 ống hóa chất sẽ cho ra 60 đến 70 kg giá đỗ để cung cấp các chợ trên địa bàn. Trung bình mỗi ngày, cơ sở xuất ra thị trường gần một tấn giá đỗ.

Hiện, 11 bao chứa giá đỗ bị tịch thu được tạm thời cất giữ ở trụ sở Công an phường Tây Lộc chờ tiêu hủy. Theo quan sát, số giá đỗ trên đã bắt đầu phân hủy, dưới chân các bao xuất hiện nước màu vàng sẫm, bốc mùi hôi thối.

Tich thu 800 kg gia do bi ngam thuoc kich thich doc hai hinh anh 3
Vị trí cơ sở sản xuất giá đỗ ủ hóa chất (ô màu đỏ trên bản đồ). Ảnh: Google Maps.
 

Chất 6-Benzylaminopurine (BAP) là chất kích thích tăng trưởng tế bào (cytokinin) thế hệ tổng hợp đầu tiên.

Trên cây cỏ, benzylaminopurine có ba tác dụng (1) kích thích cây phát triển, ra nhánh, đâm chồi, (2) tăng cường ra hoa và làm trái cây to hơn nhờ kích thích phân chia tế bào, (3) Tăng đề kháng với bệnh, hạn hán, lạnh, hoặc nồng độ muối cao và (4) Do benzylaminopurine có khả năng ức chế enzyme kinase hô hấp ở thực vật nên sau thu hoạch cho phun nồng độ từ 10 đến 15 ppm, sản phẩm vẫn giữ được màu sắc và tươi xanh lâu hơn.

Trên cơ thể con người, nếu 6-benzylaminopurine văng vào mắt sẽ gây viêm kết mạc; dính vào da gây viêm da, làm nặng thêm bệnh lý da; nếu hít gây tổn thương phổi, viêm phổi, làm nặng thêm các bệnh phổi mãn tính như viêm phế quản mãn tính, COPD, xơ phổi…

Theo Điền Quang (Zing.vn)