Kinh tế

Tổ chức quốc tế đặt dấu hỏi về đại gia kim cương và Vinpearl Safari

Đại gia Chu Đăng Khoa, còn được biết đến dưới cái tên Khoa "kim cương", vốn nổi tiếng nhờ giàu lên từ các mối quan hệ làm ăn, buôn bán từ châu Phi.

Đại gia Chu Đăng Khoa, còn được biết đến dưới cái tên Khoa "kim cương", vốn nổi tiếng nhờ giàu lên từ các mối quan hệ làm ăn, buôn bán từ châu Phi.

Đại gia Chu Đăng Khoa cùng gia đình.

Vào thời điểm tháng 12 năm ngoái, chị Lê Vân Anh, vợ đại gia Chu Đăng Khoa đã đăng tải một số tấm hình trên trang cá nhân. Những tấm hình này chụp cảnh động vật được chở từ trang trại lên máy bay của hãng hàng không Dubai Airlines, kèm chú thích "Động vật từ trang trại DKC ở Nam Phi tới Phú Quốc".

Vào thời điểm hiện tại, Quỹ hỗ trợ giải cứu động vật quốc tế tại Nam Phi đã xác nhận những tấm hình trên được chụp tại Nam Phi. Cũng vào thời điểm tháng 12 năm ngoái, sân bay quốc tế O.R. Tambo ở Nam Phi đã cho phép vận chuyển một chuyến hàng gồm rất nhiều động vật hoang dã.

Việc này khiến Quỹ hỗ trợ giải cứu động vật quốc tế tại Nam Phi đặt dấu hỏi:

1, Số lượng thú quý hiếm trên có xuất xứ từ đâu?

2, Tại sao chính quyền Nam Phi lại cho phép vận chuyển một lượng lớn thú quý hiếm như vậy ra khỏi quốc gia?

3, Tại sao lại sử dụng máy bay của Dubai để vận chuyển, mà không phải máy bay Nam Phi?

4, Tổ chức nào đã giúp phi vụ vận chuyển thú quý hiếm này trót lọt?

Tê giác Nam Phi đang bên bờ tuyệt chủng vì bị săn bắn, buôn bán trái phép. (Ảnh: Earth Times)

5, Liệu phía Dubai Airlines và Ban phụ trách các vấn đề môi trường của Nam Phi có chịu cung cấp đầy đủ danh sách cách loài vật, cũng như số cá thể được vận chuyển, chiếu theo Đạo luật tự do thông tin của Nam Phi?

6, Các bên có liên quan liệu đã tiến hành kiểm tra đảm bảo lượng thú đó đảm bảo khỏe mạnh và phù hợp cho chuyến bay vận chuyển hay chưa? Nếu chưa, tại sao họ không làm vậy? Bên nào phải chịu trách nhiệm vì đã không phụ trách kiểm tra thú ý ở Nam Phi?

7, Tại sao một người Việt Nam lại được cho phép nuôi dưỡng, vận chuyển động vật ra khỏi lãnh thổ Nam Phi? Đặc biệt là khi những loài vật được đưa ra khỏi Nam Phi đều là những loài dễ tổn thương, đang bị đe dọa tuyệt chủng?

8, Bộ phận thực thi Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp tại Nam Phi có trách nhiệm liên hệ và cung cấp giấy phép vận chuyển những loài động vật bị đe dọa ra khỏi lãnh thổ Nam Phi. Vậy số liệu chính xác về số loài, số cá thể mỗi loài được vận chuyển nằm ở đâu?

9, Mỗi con thú được vận chuyển trước và sau chuyến bay có được tiến hành kiểm dịch hay không? Nếu không thì tại sao? Rất có thể những con thú này bị bệnh dịch nhưng lại không được kiểm tra.

Đại gia Chu Đăng Khoa đang dính vào bê bối tình ái với Hồ Ngọc Hà.

Theo Quỹ hỗ trợ giải cứu động vật quốc tế tại Nam Phi, nếu thực sự đại gia Chu Đăng Khoa có trang trại ở đây và động vật từ trang trại được chuyển về Việt Nam mà không có đầy đủ giấy phép, phía Nam Phi hoàn toàn có thể phạt ông vì tội buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Trở lại vấn đề tại sao đại gia Chu Đăng Khoa lại chọn Dubai Airlines để vận chuyển động vật hoang dã mà không phải là một hãng hàng không của Nam Phi. Theo giải thích từ Quỹ hỗ trợ giải cứu động vật quốc tế tại Nam Phi, trong trường hợp một hãng hàng không Nam Phi vận chuyển, họ sẽ phải hợp tác trưng ra đầu đủ giấy tờ kê khai số lượng động vật được chuyển đi. Dubai Airlines không có nghĩa vụ đó.

Phía Vinpearl Safari Phú Quốc thừa nhận có hơn 100 cá thể động vật chết tại đây sau 2 tháng mở cửa. Nhiều cá thể chết trong quá trình vận chuyển do sức khỏe giảm sút, không kịp thích nghi với môi trường, thổ nhưỡng và điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Với những lý do trên, Quỹ hỗ trợ giải cứu động vật quốc tế tại Nam Phi yêu cầu Vinpearl Safari Phú Quốc gửi toàn bộ dữ liệu liên quan đến động vật đang được nuôi tại đây. Mọi tài liệu được gửi sẽ làm minh bạch số lượng thú này, bao gồm:

1, Bản đầy đủ giấy tờ ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của từng cá thể trong Safari Phú Quốc, đặc biệt là những cá thể đến từ châu Phi.

2, Bằng chứng về giấy phép vận chuyển thú.

Tê giác và các loại vật hoang dã khác tại Safari Phú Quốc. (Ảnh: Vietravel)

3, Tài liệu cho thấy động vật được đưa khỏi châu Phi trước đó đã được cán bộ thú y tiến hành kiểm dịch, cũng như trình đầy đủ giấy tờ có liên quan.

4, Dữ liệu chính xác cho thấy có bao nhiêu thú được nhập vào Safari Phú Quốc, bao nhiêu con đã chết, có bao nhiêu con tê giác bị chết. Nếu có, xác của chúng được chôn ở đâu, có bị cưa sừng hay không?

5, Yêu cầu phía Dubai Airlines hợp tác bằng việc trình đầy đủ chứng từ chuyến bay, kê khai lượng thú được vận chuyển, có bao nhiêu bác sĩ thú y đi cùng.

6, Chiếu theo Đạo luật tự do thông tin của Nam Phi, yêu cầu Ban phụ trách các vấn đề môi trường Nam Phi và các đơn vị có liên quan trình đầy đủ giấy tờ về vụ vận chuyển thú này.

Đại gia Chu Đăng Khoa sinh năm 1982, có biệt danh là Khoa "kim cương". Tuy nhiên ông còn có một biệt danh khác tại Nam Phi. Ban phụ trách các vấn đề môi trường Nam Phi gọi ông là "Tỷ phú sừng tê", do hoạt động kinh doanh chính của ông liên quan đến việc buôn bán kim cương và sừng tê giác.

Quỹ hỗ trợ giải cứu động vật quốc tế tại Nam Phi tuyên bố trong trường hợp không nhận được các giấy tờ thỏa đáng, họ có thể gửi toàn bộ những tài liệu điều tra cá nhân của mình tới cảnh sát quốc tế (Interpol) để yêu cầu điều tra.
 
>> Chu Đăng Khoa thành "của hiếm" khi công khai ngoại tình Hồ Ngọc Hà
>> Chu Đăng Khoa bị nghi nói dối khi lộ ảnh hạnh phúc bên vợ

Theo Hải Sơn (Vntinnhanh.vn)