Kinh tế
09/03/2018 09:02Tôm Việt vào Mỹ 'bất ngờ' chịu thuế cao hơn 21 lần vì nhầm?

Ngày 8-3, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã ra thông cáo yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ (DOC) nhanh chóng xem xét lại mức thuế chống bán phá giá vừa công bố đối với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam vì có sai sót trong tính toán.
Theo kết quả sơ bộ vụ kiện chống bán phá giá với tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) (từ 1-2-2016- 31-/1-2017) mà DOC ban hành cùng ngày, mức thuế mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là 25,36%.
Đây được cho là mức thuế cao nhất từ trước đến nay của tôm Việt Nam và cao gấp nhiều lần mức thuế các lần xem xét trước đó.
Theo VASEP, trong đợt kiểm tra POR12 vừa qua, Việt Nam chỉ có Công ty Fimex được chọn là bị đơn bắt buộc, do đó biên độ phá giá tính cho Fimex (25,36%) cũng được áp dụng cho các công ty còn lại.
VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam hết sức bất ngờ với mức thuế này và tin rằng đã có sự nhầm lẫn đáng kể trong tính toán biên độ.
Trong suốt 13 năm tham gia các kỳ xem xét hành chính của vụ kiện chống bán phá giá tôm tại Mỹ chưa có doanh nghiệp nào nhận được biên độ bán phá giá theo tỉ lệ phần trăm cao hơn một chữ số.
Trước đó, Fimex đã được xem xét và thẩm tra trong giai đoạn POR9 và đã có mức thuế 0%.
VASEP và các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng họ "hoàn toàn có cơ sở tin rằng đã có sự nhầm lẫn nào đó trong kết quả này".
Sau khi xem xét chi tiết, Công ty Fimex phát hiện đã có sự nhầm lẫn khi áp các hệ số chuyển đổi từ tôm nguyên con sang tôm bóc vỏ bỏ đầu trong chương trình tính toán biên độ khiến cho kết quả sơ bộ bị sai lệch đáng kể.
Nếu hệ số chuyển đổi được áp dụng chính xác, biên độ phá giá của Công ty Fimex sẽ chỉ là 1,19% thay vì mức 25,39% như đã công bố.
Mặc dù kết quả sơ bộ chưa có hiệu lực và chưa được áp dụng cũng như có thể thay đổi trong kết quả cuối cùng, nhưng kết quả sơ bộ này đã tác động không ít đến tâm lý của các nhà nhập khẩu tại Mỹ.
Điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu tôm vào thị trường này của các doanh nghiệp Việt Nam, tác động đến các giao dịch mua bán giữa hai bên, đặc biệt là trong thời gian chờ đợi DOC công bố kết quả cuối cùng.
Năm 2017, trong khi xuất khẩu tôm Việt Nam sang các thị trường đều tăng mạnh với giá xuất khẩu tăng cao hơn so với những năm trước, nhưng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đã giảm 7% còn 659 triệu USD do ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá.
Mỹ đã mất vị trí dẫn đầu, trở thành thị trường đứng thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Theo Trần Mạnh (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
H'Hen Niê bụng bầu to vượt mặt vẫn tập gym gây sốt mạng xã hội, phản ứng của dân tình gây chú ý (19/07)
-
Nội dung AI "rác" hoành hành, bủa vây người dùng mạng (19/07)
-
Bài ném biên mang về 3 điểm, tuyển Indonesia đẩy Malaysia vào thế "chân tường" tại giải Đông Nam Á (19/07)
-
Bão Wipha vào Biển Đông thành bão số 3, khả năng di chuyển về hướng vịnh Bắc Bộ (19/07)
Bài đọc nhiều



