Kinh tế
27/02/2015 13:32Vì sao nông dân miền Tây thất bại mùa hoa Tết?
Tỉnh nào bây giờ cũng trồng được hoa mang ra bán Tết nhưng chủng loại đều giống nhau. Người trồng hoa ở miền Tây năm nào cũng quanh quẩn với cúc mâm xôi, cúc Hà Lan, vạn thọ...
![]() |
Sát Tết, dù đã hạ giá hết mức nhưng hoa vẫn ê hề tại chợ Cần Thơ. Ảnh: Ngọc Trinh. |
Bà Thơi cho biết, vụ Tết năm nay, gia đình bà trồng khoảng 9.000 giỏ hoa các loại, nhưng 80% trong số này là cúc Đài Loan. Chi phí đầu tư cho cả vườn gần 110 triệu đồng, bán xong vụ Tết tính lại lỗ gần 40 triệu đồng, chưa kể công sức cả nhà đổ vào chăm bón.
25 tháng chạp, anh Đỗ Văn Lâm mang 300 chậu mai ghép cùng 2.000 giỏ cúc và vạn thọ từ Chợ Lách, Bến Tre sang đăng ký bán Tết ở lô trên đường Hoàng Văn Thụ, TP Cần Thơ. Nhưng đến chiều tối 30 Tết, lượng cúc Đài Loan của anh bán chỉ được khoảng 60%.
Anh Lâm cho biết, từ 27 tháng chạp, nhận thấy tình hình chợ ế ẩm, anh đã nhanh chóng hạ giá tất cả các loại hoa 40-50%. Trong đó, hoa cúc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/cặp chỉ còn 40.000-50.000 đồng/cặp; vạn thọ anh chỉ bán giá 15.000-20.000 đồng/cặp thay vì mức 40.000-50.000 đồng/cặp mới có lời. Vậy mà vẫn không có người hỏi mua. Riêng 300 chậu mai ghép, anh cũng chỉ bán được vài chục chậu, số còn lại đành phải thuê xe chở ngược về dưỡng tiếp.
Lý giải riêng mai ghép năm nay không bán được, anh Lâm cho rằng, vì xu hướng hiện nay người chơi mai lựa chọn chơi cây nguyên thủy (tức loại không ghép). Loại mai này chưng Tết rất đẹp, mà sau đó có thể đem trồng ở vườn, cây vẫn sống, ra hoa. Còn mai ghép tuy dáng đẹp nhưng chỉ chưng được trong dịp Tết, người nào dưỡng cây sống được thì năm sau vẫn không thể ra hoa.
Theo ghi nhận, vụ Tết vừa qua, hầu hết người bán hoa tại các chợ miền Tây và cả TP HCM đều ế ẩm, hàng không bán hết dù hạ giá hết mức. Đến 29, 30 Tết, nhiều nông dân, thương lái đã ngồi khóc tại chợ.
Ông Nguyễn Thành Tài, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp nhận định, đây là năm thất thu lớn của người trồng hoa bán chợ Tết. Từ nhiều năm nay, nhà vườn trồng hoa Tết tại Sa Đéc, Đồng Tháp phần lớn là thắng, hoặc ít nhất cũng hòa vốn chứ ít ai thua lỗ như năm nay.
Lý giải chuyện dội chợ, mất giá, ông Tài chia sẻ, vụ hoa Tết mỗi năm chỉ có một lần nên tất cả các nhà vườn đều cố công chăm bón, đầu tư lớn, mong đạt năng suất, chất lượng tốt nhất. Gặp năm nhuần, thời tiết lại khá thuận lợi nên hoa trúng mùa, sản lượng tăng, đồng nghĩa hoa mang ra chợ Tết cũng tăng theo.
Chỉ riêng tại Đồng Tháp, diện tích trồng hoa bán Tết tăng từ 10-15% so với năm 2014, vốn đầu tư chăm sóc của nông dân cũng rất cao. Song tại hầu hết các vườn, lượng hoa chủ lực vẫn quen thuộc với các loại cúc, màu gà, vạn thọ, kiểng lá các loại.
![]() |
Trong khi xu hướng chơi hoa ngày Tết của người dân đã thay đổi thì người trồng hoa Tết miền Tây năm nào cũng quanh quẩn với các loại hoa bình dân, quen thuộc như cúc, vạn thọ. Ảnh: Ngọc Trinh. |
Cùng quan điểm như ông Tài, chị Trần Thị Vân, chủ cửa hàng bán hoa tươi trên đường Lý Tự Trọng (Cần Thơ), cho biết, Tết năm nay cửa hàng chị bán hơn 20 loài hoa, trong đó có 13 loại được lấy từ Đà Lạt, số còn lại là hoa nhập khẩu.
“Lượng hoa lấy về bao nhiêu cũng tiêu thụ sạch kể từ thời điểm 27 tháng chạp đến chiều 30 Tết. Đến gần giao thừa, lượng hoa trong cửa hàng tôi đã hết nhưng vẫn có rất nhiều người chạy xe đến hỏi hoa. Trong khi hoa địa phương ế ẩm; cúc, vạn thọ còn la liệt thì nhiều cửa hàng bán hoa cao cấp ở Cần Thơ đều hết sạch từ trước ngày 30 Tết. Điều này chứng tỏ hoa dội chợ là những loại hoa quá quen thuộc, cần phải thay đổi", chị Vân nói.
Ngoài ra, theo nhận định của nhiều nhà vườn lớn trong khu vực, trước đây ở miền Tây chỉ nổi tiếng có hai nơi tập trung trồng hoa Tết là Chợ Lách (Bến Tre) và Sa Đéc (Đồng Tháp). Còn hiện nay, tỉnh nào cũng trồng hoa mang ra bán trong dịp Tết. Nhưng điều đáng nói nhất là chủng loại hoa của các tỉnh đều giống nhau. Song song đó, việc quy hoạch diện tích trồng hoa Tết, việc dự báo thị trường chưa được chính quyền các địa phương quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà mạnh ai nấy trồng, nhà nhà cùng làm hoa Tết khiến cung vược cầu.
Ông Phạm Văn Bên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) thì nhìn nhận, ngoài sản phẩm xưa cũ, lỗi thời, đa phần người trồng hoa Tết đều mong muốn đưa hoa lên các trung tâm hay các chợ lớn ở TP.HCM, thành phố Cần Thơ để bán, vì cho rằng giá sẽ cao, dễ tiêu thụ hơn".
Tin cùng chuyên mục








-
Bắt nghi phạm nổ súng, bắn tử vong người đàn ông ở Đồng Nai (17/07)
-
Nhiều người Hàn Quốc bức xúc khi xem bản tin thời sự về vụ 2 cô gái gây gổ ở tiệm photobooth Hà Nội (17/07)
-
Nữ sinh đạt điểm tuyệt đối 3 môn, ĐH top 1 gọi điện mời nhập học trong đêm nhưng bị cô từ chối khiến ai cũng ngỡ ngàng (17/07)
-
Hải Sapa bất ngờ "tố" Ngô Quyền Thế (17/07)
-
Ăn 1 mớ rau này tốt ngang thịt bò, ở quê có nhiều bỏ qua quá phí (17/07)
-
Bộ Văn hóa nhắc nhở MC Quyền Linh, Doãn Quốc Đam (17/07)
-
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên "chóng mặt", tâm điểm hướng về nơi nào? (17/07)
-
Người đàn ông "chết điếng" vì 2 điện thoại iPhone chạy hệ điều hành... Android (17/07)
-
Bắt gặp bạn trai thiếu gia Hoa hậu Đỗ Hà hộ tống mẹ vợ tương lai, có 1 hành động nhằm né sự chú ý (17/07)
-
Chứng khoán áp sát đỉnh lịch sử, cổ phiếu "họ Vin" bay phấp phới (17/07)
Bài đọc nhiều




