Lối Sống

Người thuận tay trái có thật sự thông minh hơn không?

Trong suy nghĩ của nhiều người, người thuận tay trái luôn được đánh giá là thông minh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ sở khoa học cụ thể để chứng minh điều đó vẫn mơ hồ.

Những người nổi tiếng như tỷ phú Bill Gates, cựu tổng thống Barack Obama, Leonardo DaVinci hay nhà khoa học Marie Curie... đều là những người thuận tay trái. Sự thành công của họ khiến nhiều người tin có sự tương quan giữa việc thuận tay trái với trí tuệ nổi trội.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers với sự tham gia của hơn 2.300 học sinh tuổi 6-17 cho ra kết quả, học sinh thuận tay trái vượt trội hơn so với học sinh thuận tay phải trong các bài toán phức tạp.

Nghiên cứu do Giovanni Sala, trợ lý giáo sư tại Viện Khoa học y tế toàn diện tại Đại học Y khoa Fujita ở Nhật Bản, thực hiện cho thấy, người thuận tay trái thường có thể chai (corpus callosum - một bó sợi thần kinh nối hai bán cầu não) lớn hơn. Sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa hai bán cầu mang lại khả năng về không gian mạnh mẽ hơn. "Khả năng này kết nối chặt chẽ với toán học bởi toán học thường được khái niệm hóa trong không gian", Sala giải thích.

Người thuận tay trái có thật sự thông minh hơn không?
Rất nhiều người nổi tiếng thuận tay trái.

Một nghiên cứu khác trên tạp chí Brain năm 2019 cho thấy có sự khác biệt về gen giữa người thuận tay trái và tay phải. Kiểm tra dữ liệu của khoảng 400.000 người, các nhà khoa học phát hiện, người thuận tay trái tự nhiên có hai bán cầu não có thể phối hợp nhịp nhàng hơn trong các khu vực liên quan đến ngôn ngữ. Những đặc điểm này giúp người thuận tay trái có thể có kỹ năng nói vượt trội hơn. Thêm vào đó, những người thuận tay trái có thể phát triển khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, do cách tay trái trở thành tay thuận của họ.

Vậy người thuận tay trái có thực sự thông minh?

Trong khi nhiều quan điểm tin rằng người thuận tay trái thông minh hơn người thuận tay phải, cơ sở khoa học cụ thể để chứng minh điều đó vẫn mơ hồ.

Trong một nghiên cứu khác gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Groningen, Hà Lan đã không thiết lập được mối quan hệ rõ rệt giữa thuận tay trái và khả năng sáng tạo. Điều này khiến họ kết luận, người thuận tay trái không thông minh hơn những người thuận tay phải.

Các nhà nghiên cứu tin rằng sở thích thuận tay trái hay phải có thể chỉ liên quan đến sự khác biệt về phát triển giữa bán cầu não phải và trái. Người thuận tay trái có bán cầu não phải phát triển hơn và ngược lại. Ngoài ra, con của cha mẹ thuận tay trái sẽ có nhiều khả năng thuận tay trái hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của người thuận tay trái

- Ưu điểm: Người thuận tay trái quen suy nghĩ bằng não phải. Ưu điểm của não phải là biểu hiện cảm xúc nên họ sẽ có tư duy hình ảnh mạnh mẽ hơn so với người thuận tay phải. Cảm giác của họ về không gian, nhịp điệp cũng tốt hơn rất nhiều.

Người thuận tay trái có thật sự thông minh hơn không? - 1
Ảnh minh họa: Internet

- Nhược điểm: Trong cuộc sống và trong công việc hàng ngày, nhiều đồ vật, dụng cụ được thiết kế dành riêng cho những người thuận tay phải. Vì thế, không ít người thuận tay trái đã gặp chấn thương khi sử dụng các món đồ này.

Thế nhưng đây thật ra lại là lợi thế của họ. Chính những người thuận tay trái ngay từ khi còn nhỏ đã bị ép buộc thích nghi với các hoạt động dành cho người thuận tay phải nhờ đó họ tự nhiên thuận cả 2 tay khiến 2 bán cầu não cân bằng. Vì thế những người thuận tay trái thường sẽ thuận cả 2 tay do hoàn cảnh sống bắt buộc.

Chúng ta có thể thuận cả 2 tay được không? Nếu bạn là người thuận tay phải, muốn cả 2 bên não phát triển cân bằng thì có thể rèn luyện bằng các hoạt động khác nhau bằng tay trái. Bạn có thể dành 30 phút/ngày để tập viết và ký tên bằng tay phải, hãy thử đánh răng bằng tay trái, lướt điện thoại bằng tay trái, cầm đũa và thìa bằng tay trái, chơi nhiều nhạc cụ sử dụng 2 tay, gõ bàn phím bằng cả 2 tay. Chỉ sau 3 tháng ngắn ngủi, bạn sẽ thuận đều cả 2 tay như cách thức mà người thuận tay trái từng thực hiện.

PN (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/nguoi-thuan-tay-trai-co-that-su-thong-minh-hon-khong-d205471.html