Lối Sống
21/10/2023 17:13Những thực phẩm quen thuộc chứa chất cực độc xyanua
Xyanua (cyanide) là một chất độc cực mạnh gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng nếu tiếp xúc vô tình hoặc cố ý. Nó tác động đến hô hấp và gây ra tổn thương cho hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, xyanua là một chất hóa học có tác dụng nhanh, có khả năng gây chết người, cản trở khả năng sử dụng oxy của cơ thể.
Theo PGS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, xyanua là hóa chất phải được dùng cẩn thận, đúng liều lượng.
Chỉ cần 50 - 200mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khí xyanua đủ gây ngộ độc cấp tính, rối loạn ý thức, co giật, nhịp tim nhanh, dẫn tới tử vong. Ở mức độ nhẹ, xyanua có thể gây đau đầu, chóng mặt, bủn rủn chân tay.

Đáng nói, xyanua cũng được giải phóng từ các chất tự nhiên trong một số loại thực phẩm và trong một số loại thực vật, bao gồm cả hạt của một số loại trái cây thông thường.
Trong số các loại thực vật dễ gây ngộ độc xyanua nhất có sắn và măng tươi. Đây là loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn của nhiều gia đình.
PGS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, ngộ độc xyanua trong thực phẩm xảy ra khi người ăn sắn không được chế biến đúng cách. Nguyên nhân là trong sắn có chất nhóm xyanua. Khi hấp thụ vào cơ thể nó sinh ra acid xyanhidric (HCN) có độc tính cao gây ngộ độc. Chất độc có nhiều nhất ở vỏ sắn, hai đầu củ sắn, lõi sắn.
Không chỉ trong sắn mà trong củ măng tươi cũng chứa xyanua. Người bị ngộ độc do sử dụng măng tươi không qua quá trình ngâm luộc hoặc uống nước luộc măng.

Do đó, để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại thực phẩm này, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo mọi người cần lưu ý cách loại bỏ độc tố khi chế biến thực phẩm.
Chất độc xyanua dù rất độc nhưng nó lại có đặc tính tan trong nước, bay hơi ở nhiệt độ cao. Vì thế, trước khi chế biến cần ngâm sắn trong nước một vài tiếng để loại bỏ bớt xyanua; gọt bỏ sạch vỏ bên ngoài, cắt bỏ phần đầu và đuôi của củ sắn. Khi luộc sắn cần cho ngập nước và mở vung để xyanua bay, khi ăn bỏ phần lõi. Không nên ăn các loại sắn cao sản chế biến công nghiệp. Không ăn sắn khi đói.
Đối với măng cần phải thái ngâm trong nước, luộc lên đổ nước đi rồi mới chế biến. Với các loại măng khô cần phải ngâm bỏ nước và luộc kỹ rồi mới chế biến.
Biên Thùy (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhà Trắng giải thích về các vết bầm tím thường thấy trên tay ông Trump (18/07)
-
Giá vàng hôm nay 18/7/2025: Thế giới giảm liên tiếp, vàng miếng SJC vẫn nghe ngóng (18/07)
-
5 câu nói cha mẹ EQ thấp thường buột miệng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp - Càng nói, con càng tổn thương (18/07)
-
CEO Andy Byron và người tình đã nói gì về nhau trước khi màn ngoại tình chấn động MXH được công khai trước toàn thế giới? (18/07)
-
Galaxy Z Fold7 lập kỷ lục tại đại lý Việt Nam (18/07)
-
Ford chuẩn bị gia nhập thị trường xe điện Việt Nam (18/07)
-
Xuyên đêm tìm kiếm bé trai 8 tuổi nghi bị nước cuốn trôi (18/07)
-
Sao nam bị gạch tên khỏi Running Man mùa 3: Là "ông hoàng thất bại", từng vướng ồn ào "đá xéo" Trấn Thành! (18/07)
-
Bắt thóp công thức "iu đương" của Matthis với Thiều Bảo Trâm và Lê Hoàng Phương (18/07)
-
Tôi hoang mang tột độ khi nhận thùng đồ ăn mẹ chồng gửi, may mà quyết đoán mới cứu được bà (18/07)
Bài đọc nhiều




