Lối Sống
13/10/2023 10:12Tử vong sau ăn tiết canh lợn
Ngày 12.10, Báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Tiến Đại, Giám đốc Trung tâm Y tế H.Thái Thụy cho biết, trên địa bàn đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh lợn khiến một phụ nữ tử vong.
Nạn nhân tử vong sau khi ăn tiết canh lợn là bà Bùi Thị Nh. (69 tuổi, trú xã Thụy Dân, H.Thái Thụy).

Theo thông tin ban đầu, ngày 8.10, ông Bùi Quốc H. (66 tuổi, em trai và là hàng xóm của bà Nh.) mua tiết lợn của một cơ sở giết mổ trên địa bàn xã Thụy Dân về đánh tiết canh. Sau khi đánh tiết canh xong, ông mời bà Nh. sang nhà ông ăn tiết canh cùng ông, vợ ông và con gái.
Đến chiều cùng ngày, bà Nh. và 3 người trong nhà ông H. có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Đến sáng 9.10, có 3 người phải nhập viện điều trị, 1 trường hợp theo dõi, điều trị tại nhà.
Bà Nh. sau đó tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình với chẩn đoán ban đầu là do sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn. Hai trường hợp còn lại đang điều trị tại Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện này.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế H.Thái Thụy, ngoài 4 người trên, cùng sử dụng nguồn tiết lợn tại cơ sở giết mổ còn có 2 người khác, trong đó có 1 người phải nhập viện do rối loạn tiêu hóa, các trường hợp còn lại không có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
Hiện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh và đang chờ kết quả.

Sau khi xảy ra vụ ngộ độc, Trung tâm Y tế H.Thái Thụy đã chỉ đạo Trạm Y tế xã Thụy Dân tham mưu địa phương tiến hành phun khử khuẩn khu vực giết mổ lợn và nhà bệnh nhân, yêu cầu các cơ sở giết mổ không bán tiết sống để làm tiết canh, các quán ăn trên địa bàn không bán tiết canh và các món ăn từ thịt tái, sống.
"Trạm Y tế xã cử người giám sát tình hình ca bệnh, đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, chủ động đến cơ sở y tế khai báo tình hình sức khỏe nếu đã sử dụng nguồn thực phẩm trên", ông Đại cho biết thêm.
Theo VnExpress, tiết canh là dùng máu sống chế biến cùng các loại thịt, xương nên không thể diệt hết các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt... đang nhiễm bệnh. Ăn tiết canh không đảm bảo có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể chết người.
Để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến.
Không ăn lợn bệnh, chết; thịt lợn sống hoặc tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy, nên có các phương tiện phòng hộ.
PN (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhân viên chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nhổ nước bọt vào burger để phục vụ khách, nguyên nhân gây phẫn nộ (17/07)
-
Nghiên cứu chính xác đến giật mình: Hôn nhân không tan vì ngoại tình mà vì duy nhất 1 lý do (17/07)
-
Người phát ngôn bình luận vụ 2 nữ du khách Hàn Quốc hành hung 2 người Việt Nam (17/07)
-
Chung kết Sing! Asia: Phương Mỹ Chi bại trận vì thí sinh Trung Quốc được "dọn đường" lộ liễu? (17/07)
-
Cháy trung tâm thương mại khiến ít nhất 61 người thiệt mạng, nghi do điều hòa phát nổ (17/07)
-
Nam giảng viên say xỉn lái ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội đối diện mức án nào? (17/07)
-
Sau khi chuyển khoản 22 nghìn đồng, người phụ nữ kiểm tra tài khoản ngân hàng thì phát hiện bị trừ 129 triệu không rõ nguyên nhân (17/07)
-
Hai anh em 3 và 5 tuổi nguy kịch sau tai nạn do giảng viên uống rượu lái xe gây ra (17/07)
-
Nhiều mẫu xe Honda, Yamaha giảm giá, bán dưới giá đề xuất (17/07)
-
Hoa Ưu Đàm là ai mà khiến mẹ Jack nhắc thẳng tên, lượt tìm kiếm bùng nổ? (17/07)
Bài đọc nhiều




