Lối Sống

Uống rượu bia ngày Tết thế nào để ít gây hại?

Giáp Tết, mọi người có xu hướng uống nhiều rượu, bia hơn. Tuy nhiên, tác hại của rượu bia không phụ thuộc vào loại đồ uống, mà phụ thuộc vào lượng cồn uống và tốc độ uống. Các chuyên gia khuyến cáo một số mẹo uống rượu ít gây hại...

1. Không uống khi đói

Khi dạ dày còn trống bạn không nên uống rượu bia. Hãy ăn một bữa nhẹ trước khi nhập tiệc chẳng hạn như bánh mì, bơ, phô mai. Những thực phẩm này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ bia rượu, hạn chế các khả năng gây tổn hại đến gan.

Hoặc bạn cũng có thể uống sữa, sữa cũng làm cho quá trình hấp thụ rượu bia chậm lại, hệ tiêu hóa có nhiều thời gian hơn để ứng phó với chất Acetaldehyde độc hại trong rượu bia. Ngoài ra, một dạ dày no căng cũng góp phần giảm thiểu lượng rượu bia bạn có thể uống.

Uống rượu bia ngày Tết thế nào để ít gây hại?
Ảnh minh họa: Internet

2. Uống có chừng mực

Đừng ngại từ chối nếu bạn đã uống quá nhiều, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe một chút nào. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, người trưởng thành uống tối đa 2 đơn vị cồn mỗi ngày sẽ tránh được các tác hại từ rượu bia.

3. Uống thêm nước trong và sau khi uống rượu bia

Bạn nên uống thêm nước trong khi uống rượu bia. Việc uống nước xen kẻ vớ rượu bia sẽ hạn chế sự tấn công ồ ạt từ rượu bia đối với gan cũng như giảm được lượng bia tiêu thụ.

Sau khi uống rượu bia, hầu hết mọi người đều có cảm giác đau đầu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do cồn gây mất nước trong cơ thể dẫn đến việc não bị co lại do thiếu nước. Bởi vậy, để hạn chế các tác hại sau khi uống rượu bia bạn hãy uống nước càng sớm càng tốt để giữ nước cho cơ thể. Ngoài ra, việc uống nước sau khi uống rượu bia cũng giúp bạn giảm bụng bia.

Uống rượu bia ngày Tết thế nào để ít gây hại? - 1
Ảnh minh họa: Internet

4. Tránh pha rượu bia với các thức uống khác

Nhiều người thường có thói quen pha thêm nước ngọt vào rượu bia vì cho rằng như vậy sẽ ngon, dễ uống hơn. Tuy nhiên, điều này thường gây hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phản ứng và gây bệnh cho cơ thể.

Carbon dioxide trong nước ngọt có ga có thể khiến rượu bia hấp thụ vào máu nhanh hơn, làm bạn hưng phấn nhưng cũng đồng nghĩa với việc nhanh say, mệt mỏi và đau đầu hơn khi thức dậy.

6. Uống rượu bia rõ nguồn gốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại rượu bia không rõ xuất xứ, nguồn gốc đặc biệt là các loại rượu thuốc ngâm thảo dược. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bạn nên uống rượu bia từ những nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu hoặc các loại rượu tự nấu, tự ngâm.

7. Ăn các món lỏng sau khi thức dậy

Uống rượu bia ngày Tết thế nào để ít gây hại? - 2
Ảnh minh họa: Internet

Cơ thể chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi sau khi thức dậy vì thiếu năng lượng. Thông thường những người uống rượu bia sẽ không muốn ăn gì sau khi tỉnh, họ chỉ muốn nằm một chỗ.

Tuy nhiên, bạn nên cố ăn một chút cháo, súp hoặc một món lỏng nào đó, việc này sẽ làm bạn nhanh khỏe và mai tỉnh táo hơn. Bạn cũng có thể cho thêm trứng vào món ăn, trứng giàu dinh dưỡng và cysteine- chất giúp phá vỡ hàm lượng acetaldehyde trong rượu bia nên rất tốt cho người say.

PN (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/uong-ruou-bia-ngay-tet-the-nao-de-it-gay-hai-cho-co-the-d206587.html