Lối Sống

Vì sao mâm cỗ Trung thu luôn có chó bưởi?

Bên cạnh bánh nướng, bánh dẻo, mâm ngũ quả là vật phẩm rất quan trọng trong mâm cỗ cúng Trung Thu. Trên mâm ngũ quả, quả bưởi là thứ không thể thiếu.

Tết Trung thu hay dịp Rằm tháng 8 là thời điểm quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để dâng lên tổ tiên, thần linh. So với Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng 7, cỗ cúng Trung Thu - Rằm tháng 8 thường không cầu kỳ bằng. Mâm cỗ cúng Trung thu sẽ có các loại trái cây, hương, hoa, bánh nướng, bánh dẻo...

Vì sao mâm cỗ Trung thu luôn có chó bưởi?
Ảnh minh họa

Vì sao mâm cỗ Trung thu luôn có chó bưởi?

Rằm trung thu vào mùa bưởi:

Rằm trung thu là vào tháng 8 âm lịch đúng vào mùa bưởi chín, mọi người thường chọn mua những trái bưởi ngon nhất để bày lên mâm cúng trước là để thờ cúng ông bà tổ tiên sau là để cả nhà cùng thưởng thức loại trái cây tươi ngon nhất.

Trái bưởi còn mang ý nghĩa truyền thống:

Theo quan niệm dân gian xưa thì trái bưởi tròn đầy tượng trưng cho sự sung túc, đoàn tụ của các thành viên trong gia đình, đồng thời người ta tin rằng việc bày bưởi trên mâm cỗ trung thu còn đem lại may mắn, như một lời chúc phúc cho gia chủ.

Cúng bưởi còn mang ý nghĩa cầu sinh con cái:

Bởi theo tiếng Hán thì trái bưởi còn được đọc gần giống như từ “có con” (hữu tử), quả bưởi căng tròn cũng tượng trưng cho người mẹ đang mang bầu. Vì thế, nhiều gia đình còn cho rằng việc cúng và ăn bưởi trong ngày rằm tháng tám là cầu mong ước nguyện sớm sinh con, sớm sinh quý tử.

Tôn vinh hành động tốt đẹp:

Ở Việt Nam, các gia đình không chỉ bày những quả bưởi căng tròn trên mâm cỗ mà còn tạo hình bưởi thành những chú chó ngộ nghĩnh, xinh xắn để các em phá cỗ trông trăng.

Được biết, tục lệ này bắt nguồn tự sự tích "Chú cuội trông trăng". Trong câu chuyện này, Cuội có một chú chó. Chú chó này từng tình nguyện hiến ruột của mình để thay cho người vợ đã mất của Cuội. Người vợ được cải tử hoàn sinh, trở lại bên cạnh chàng Cuội.

Nhớ ơn hành động của chú chó, Cuội đã nặn thử một bộ ruột bằng đất và đặt vào bụng chú chó. Không ngờ việc này có thể giúp chú chó cũng sống lại.

Sau này, người dân thường đặt lên mâm cúng một chú chó làm từ bưởi trong đêm phá cỗ trông trăng với ý nghĩa tôn vinh những hành động tốt đẹp.

Vì sao mâm cỗ Trung thu luôn có chó bưởi? - 1
Ảnh minh họa

6 loại quả có thể dùng để cúng Rằm tháng 8:

- Bưởi

Quả bưởi là loại quả thường xuyên được sử dụng trong các dịp lễ Tết của người việt. quả bưởi có hình dáng tròn trịa, hương thơm dịu nhẹ đại diện cho sự tròn đầy, viên mãn, sum vầy, cầu mong sự thịnh vượng, bình an đến với gia đình.

ả lựu chín đỏ trông giống như những chiếc đèn lồng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Ngoài ra, quả lựu có nhiều hạt bên trong còn tượng trưng cho sự sinh sôi, cũng mang ý nghĩa cầu may mắn về đường con cái.

- Chuối

Nải chuối đặt ngửa sẽ có hình dáng giống như bàn tay xòe ra hứng lộc và may mắn. những quả chuối xếp liền kề nhau còn được cho là hình ảnh tượng trưng của sự sum vầy, sung túc. Vì vậy, nải chuối cũng thường xuất hiện trên mâm ngũ quả của gia đình với ý nghĩa cầu bình an, đông vui, thịnh vượng.

- Táo

Táo là một loại trái cây khá phổ biến và có thể dùng để bày lên bàn thờ làm lễ vật cúng thần linh, tổ tiên. Quả táo màu đỏ là lựa chọn được ưu tiên nhất vì nó mang máu sắc của may mắn. Ngoài ra, táo còn mang ý nghĩa cầu bình yên, mang lại sự hòa hợp trong gia đình.

- Phật thủ

Phật thủ là loại quả quả quen thuộc thường được dùng trong các dịp cúng lễ. Loại quả này được ưa chuộng vì có hình dáng giống bàn thay Phật. Ngoài ra, quả phật thủ có mùi khá thơm, bày được lâu.

Gia chủ bày quả phật thủ lên bàn thờ với ý nghĩa mong muốn bàn tay Phật che chở cho cả gia đình.

- Quả nho

Bày các chùm nho lên mâm lễ cúng là tượng trưng cho sự phong phú về của cải vật chất. Nho cũng được coi là biểu tượng của sự thành công, hóa hung thành cát.

NT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/vi-sao-mam-co-trung-thu-luon-co-cho-buoi-6-loai-qua-goi-tai-loc-nho-bay-len-ban-tho-de-mang-binh-an-den-voi-gia-dinh-d184764.html