Pháp luật
30/01/2018 23:46Bị cáo 'trong vụ án ông Đinh La Thăng' chống án
TAND Hà Nội cho hay ngày 30/1, ông Nguyễn Ngọc Quý (65 tuổi, nguyên phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC) đã kháng cáo xin giảm hình phạt và toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm có liên quan đến mình.
Ngày 22/1, ông Quý bị TAND Hà Nội tuyên phạt sáu năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 3 Điều 165, Bộ Luật hình sự 1999; phải bồi thường sáu tỷ đồng cho Nhà nước.
Trong vụ án xảy ra tại PVC và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cùng hầu toà với ông Quý có 21 bị cáo khác, trong đó có ông Đinh La Thăng (nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam - PVN), Trịnh Xuân Thanh (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị PVC).

Trong đơn kháng cáo, ông Quý cho rằng trong quá trình công tác tại PVC, tự nhận thấy bản thân chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho nên đã vô tình gây ra hậu quả, gây thiệt hại cho Nhà nước. Theo bị cáo Quý, việc này có một phần lỗi xuất phát từ sự cả tin và quá chấp hành chỉ đạo của cấp trên mà không được cung cấp thông tin cách đầy đủ, khách quan. Bị cáo cũng nhận do trình độ, năng lực chuyên môn quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính còn yếu kém.
Ông Quý cho rằng trong quá trình điều tra đã thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng nhanh chóng làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Hiện, ông tuổi đã cao, sức khỏe không tốt, nhiều bệnh tật, nhân thân tốt, lần đầu phạm tội… nên mong được giảm nhẹ hình phạt để trở về với gia đình và đóng góp một phần sức lực của mình để sửa chữa sai phạm.
Theo bản án sơ thẩm (xét xử ngày 8-22/1), PVN được giao làm đầu mối đầu tư Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, tổng mức đầu tư sau thuế hơn 31.505 tỷ đồng, tương đương gần 1,7 tỷ USD.
Dù chưa có đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của PVC, chưa làm thủ tục chọn nhà thầu, nhưng ngày 18/6/2010, ông Đinh La Thăng đã ký Nghị quyết giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 theo hình thức chỉ định thầu.
Ngày 11/10/2011, PVC mới chính thức là Nhà thầu có tư cách pháp lý để thực hiện Hợp đồng tổng thầu EPC Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, nhưng từ ngày 28/4/2011 đến ngày 12/7/2011, PVN đã làm các thủ tục chi tạm ứng cho PVC hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền tạm ứng, PVC đã sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng vào mục đích khác, không đưa vào dự án. Đến ngày 22/11/2017, nhà chức trách mới thu hồi được gần 1.100 tỷ đồng. Số tiền còn lại (hơn 119 tỷ đồng) bị xác định là thiệt hại...
Theo Việt Dũng (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
Bài đọc nhiều




