Pháp luật
23/09/2016 18:00Hoa hậu Phương Nga dùng quyền im lặng suốt quá trình điều tra?
![]() |
Bị cáo Nga và Dung tại phiên tòa xét xử ngày 21/9 |
Tại phiên xét hỏi, Nga đã phủ nhận hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bản cáo trạng truy tố mình đã nêu. Hoa hậu người Việt tại Nga 2007 nói rằng không hề có việc ông M. (theo cáo trạng là bị hại) chuyển cho mình 16,5 tỷ đồng để mua bất động sản. Cụ thể, số tiền vừa nêu là chi phí cho “hợp đồng tình dục” ký kết giữa hai người.
Hướng ngược lại, ông M. phủ nhận việc có một hợp đồng mà hai bị cáo nêu. Người này khẳng định chỉ chuyển tiền nhờ Nga mua nhà dùm nhưng bị lừa. Việc lời khai của bị cáo Nga, Dung bất nhất với ông M. và nội dung vụ án, HĐXX sau khi hội ý đã cho hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra lại.
Tại tòa, Nga khẳng định mình không hề khai nhận bất kỳ điều gì với cơ quan điều tra và sử dụng “quyền im lặng” của mình bởi lúc đó cô không tin tưởng một ai. Do đó, những thông tin cô khai tại tòa mới là những thông tin đầu tiên cô nói về vụ án 16,5 tỷ đồng này.
Trao đổi với Dân trí, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TPHCM) – người bào chữa cho bị cáo Nga, cho biết: quyền im lặng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đã được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015.
Cụ thể nội dung của quyền này là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.
Đó là nội dung của quyền im lặng, luật sư Nguyễn Kiều Hưng khẳng định. Tuy nhiên, đến nay bộ luật này đang tạm hoãn thi hành. Thời điểm bị cáo Phương Nga bị bắt thì quyền này vẫn chưa được thi hành.
Luật sư Hưng cho biết: “Việc sử dụng quyền im lặng trên thực tế như tôi đã viện dẫn là có quy định song lại chưa được thi hành. Kể cả trong quá trình tố tụng đối với Hoa hậu Phương Nga trước phiên tòa và trong phiên tòa ngày 21/9 vừa qua thì quy định này vẫn chưa được thi hành”.
Theo ông Hưng thì quyền im lặng là một bước tiến lớn của việc nâng cao quyền công dân trong hoạt động tố tụng hình sự. Bởi lẽ, người vừa bị bắt giữ thường có trạng thái tâm lý rất dễ hoảng loạn, đây là điều kiện khiến cho họ dễ bị ảnh hưởng từ áp lực của cơ quan điều tra trong việc lấy lời khai. Từ đó dẫn đến việc họ đưa ra những lời khai bất lợi cho bản thân hoặc nhận tội ngay khi chưa được điều tra, làm rõ hoặc xác minh một cách kỹ càng trên thực tế.
Điều đáng tiếc là quyền này chưa được áp dụng. Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 đang có hiệu lực thi hành, không quy định về việc bị can, bị cáo, người bị bắt, bị tạm giữ có quyền từ chối đưa ra lời khai mà chỉ quy định về việc họ có quyền được trình bày lời khai và tự bào chữa cho chính mình.
Tuy nhiên, theo ông Hưng thì nếu bị can vẫn giữ quyền im lặng thì cơ quan CSĐT cũng không cưỡng chế khai báo được. Sự im lặng của Phương Nga trong trường hợp này không thể xem là không thành khẩn khai báo.
Theo Xuân Duy (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Cường Đô La đi khắp thế giới, sống đời vương giả, cuối cùng chỉ để nhận ra giá trị khổng lồ của 1 thứ cực kỳ cơ bản (19/07)
-
Đăng clip TikTok khoe điểm, thủ khoa xinh nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gây bão mạng với lượng view còn hơn cả KOL nổi tiếng (19/07)
-
Đặc trưng của cơn bão Wipha khi vào Biển Đông, miền Bắc có thể mưa lớn 600mm/đợt (19/07)
-
Hiệu trưởng bị tuyên 7 năm tù vì tham ô 10 triệu đồng: Đồng nghiệp nói lời thật lòng (19/07)
-
Bộ ba quyền lực Trump - Putin - Tập có thể gặp nhau tại Trung Quốc (19/07)
-
Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
Nam tài xế ở Hà Nội vi phạm nồng độ cồn vì người yêu hỏi: "Anh có yêu em không?" (19/07)
-
Nhóm 10 khách Hà Nội đi Ninh Bình 2 ngày 1 đêm, ăn thoải mái hết hơn 1 triệu (19/07)
-
Sau loạt tiếng nổ vang trời, kho xưởng ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt (19/07)
-
Viện kiểm sát thông tin về quá trình bắt giữ, khởi tố Tiến "Bịp" (19/07)
Bài đọc nhiều



