Pháp luật
09/07/2015 16:11Phác thảo về hung thủ vụ thảm sát ở Bình Phước
Một số phác thảo về đặc điểm tội phạm của thạc sĩ-nghiên cứu sinh Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, giảng viên môn Tội phạm học ĐH Luật TP.HCM.
![]() |
Thạc sĩ-nghiên cứu sinh Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, giảng viên môn Tội phạm học ĐH Luật TP.HCM. |
Thứ hai là tâm lý che giấu tội phạm. Đây là tâm lý phổ biến của người phạm tội nói chung. Tuy nhiên, ở những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà người phạm tội ý thức được hành vi của họ có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình thì tâm lý này chi phối mạnh hơn. Để loại trừ khả năng bị phát hiện và bị áp dụng hình phạt tử hình, người phạm tội sử dụng mọi thủ đoạn để không bị phát hiện, kể cả việc giết chết tất cả những người có khả năng nhận diện, phát hiện người phạm tội. Đây có thể là đặc điểm tâm lý của người phạm tội trong các vụ giết tất cả thành viên trong gia đình. (Điều này cũng thể hiện tác dụng không mong muốn của hình phạt tử hình đối với tình hình tội phạm trên thực tế. Nghĩa là thay vì mang tính răn đe cao, hình phạt tử hình đã khiến cho kẻ phạm tội muốn giết cùng, diệt tận để che giấu tội phạm, để mình không bị phát hiện…).
Thứ ba, để lý giải tâm lý của người phạm tội khi lựa chọn thủ đoạn tàn ác nhằm thực hiện hành vi phạm tội, khoa học tội phạm học có thể lý giải dựa vào các đặc điểm nhân thân của người phạm tội. Nó bao gồm ba hệ thống đặc điểm: Đặc điểm về sinh học (như độ tuổi, giới tính, khí chất), đặc điểm xã hội (như nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, nơi cư trú, địa vị xã hội…) và đặc điểm tâm lý-ý thức (như nhu cầu, định hướng giá trị, hứng thú, ý thức đạo đức, ý thức pháp luật).
|
Bà Nguyễn Lê Thị Tố Nga - mẹ của hai nạn nhân Dư Minh Vỹ và Dư Thị Tố Như - đau đớn, bàng hoàng trước nỗi đau mất con. Ảnh: HỒNG TRÂM |
Bên cạnh đó, không loại trừ người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhằm thỏa mãn nhu cầu, động cơ trả thù. Với động cơ phạm tội này, việc xác định các mối quan hệ của nạn nhân là yêu cầu rất quan trọng, bao gồm các mối quan hệ trong gia đình, huyết thống, mối quan hệ công việc…Với động cơ trả thù, tính tàn ác trong việc thực hiện hành vi phạm tội đã thể hiện tâm lý hứng thú trong việc thực hiện tội phạm, tức là người phạm tội cảm thấy thỏa mãn khi chứng kiến hay biết cái chết đau đớn của nạn nhân. Hứng thú này của người phạm tội thể hiện rõ trong các vụ giết người hàng loạt.
Theo Ths, NCS Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (Pháp Luật TPHCM)
Tin cùng chuyên mục








-
Hãi hùng một bệnh nhân "ngáo đá" ở TP HCM nuốt trọn bộ dao 5 món vào bụng (22/07)
-
Tin mới nhất bão số 3 Wipha: Tâm bão rất gần Hải Phòng - Hưng Yên - Ninh Bình (22/07)
-
Tử vi 12 con giáp hôm nay - thứ 3 ngày 22/7/2025: Mão gặp rắc rối, Ngọ phát triển (22/07)
-
Gia dình ông Đinh La Thăng không nhờ ai kêu gọi đặc xá, sẽ có động thái pháp lý với kẻ lợi dụng hình ảnh (21/07)
-
Cháy lớn ở Bắc Ninh, cột khói đen bốc cao cả trăm mét, người dân hô hoán tháo chạy (21/07)
-
Đề xuất tính thuế 20% trên lãi bán chứng khoán (21/07)
-
Phương Oanh tái xuất (21/07)
-
Một căn bệnh gây ám ảnh bác sĩ (21/07)
-
Diễn viên Trương Nghệ Dương bị tử hình (21/07)
-
Công ty trùm giang hồ Vi "ngộ" từng là cổ đông bỏ ngoài sổ sách hơn 33 tỷ đồng (21/07)
Bài đọc nhiều




