Pháp luật
07/04/2021 08:05Phạt tù nhóm sản xuất hơn 14.000 bộ bảo hộ y tế giả
Chiều 6/4, sau hai ngày xét xử, nhận định hành vi của bị cáo nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, TAND Hà Nội tuyên phạt mức án trên với Trương Thị Bình, 39 tuổi, về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả, theo điểm 3 khoản a, điều 192 Bộ luật Hình sự.
Cùng tội danh, các đồng phạm Hoàng Văn Tới, 32 tuổi; La Văn Thi, 39 tuổi, và Nguyễn Đức Việt Anh, 34 tuổi, bị HĐXX tuyên phạt lần lượt 42 tháng, 36 tháng và 30 tháng tù. Ngoài ra, bị cáo Bình và Tới phải liên đới bồi thường cho công ty Phúc Hà 130 triệu đồng.

Cáo trạng xác định, Bình là cựu phó giám đốc công ty Thương Mại và dịch vụ Y tế Đức Anh, kinh doanh thiết bị, vật tư y tế.
Tháng 1/ 2020, nhu cầu sử dụng trang phục bảo hộ y tế tăng cao do dịch Covid-19, Bình liên lạc với Tới mua 7.000 bộ đồ bảo hộ loại 5 món (quần, áo, kính, giầy, găng tay) không có nhãn mác để bán kiếm lời.
Từ tháng 2 đến tháng 4/2020, nhận thấy các bệnh viện cần mua đồ bảo hộ có thương hiệu, Bình đặt mua của Tới 4.000 bộ bảo hộ y tế không rõ nguồn gốc. Bình bàn bạc, chỉ đạo Thi và Việt Anh thuê người in nhãn mác của thương hiệu công ty Phúc Hà rồi sai các nhân viên khác của công ty đóng gói, dán tem giả.
Bình sau đó tiếp tục đặt mua hơn 42.000 bộ đồ bảo hộ 5 món của công ty Quang Trung, thêm kính và khẩu trang không rõ nguồn gốc, đóng gói lại và bán với giá của một bộ đồ bảo hộ 7 món.
Tại thời điểm phát hiện, bắt giữ, ngày 8/4/2020, Bình và đồng bọn đã bán trót lọt hơn 40.000 bộ đồ bảo hộ giả của 2 nhãn hiệu trên cho 32 cá nhân, tổ chức. Song do họ đã sử dụng hết, cơ quan điều tra chỉ thu hồi lại được hơn 14.000 bộ làm căn cứ xử lý, hoá quy đổi giá trị ra hàng thật hơn một tỷ đồng.
Ngày thứ nhất của phiên xét xử, các bị cáo ban đầu không thừa nhận hành vi. Bị cáo khẳng định không làm giả hàng hoá, không có mục đích hám lợi. Bị cáo khai không biết nhân viên của mình in tem và có yêu cầu cung cấp giấy kiểm định hàng hóa nhưng bên sản xuất không đưa.
Phản bác lại lời Bình, Thi và Việt Anh khai chỉ là nhân viên thử việc, không hợp đồng, không gia bàn bạc, làm theo chỉ đạo của Bình, khi đó là phó giám đốc.
Trong khi đó, Tới thừa nhận hành vi, khai 4.000 bộ bảo hộ dán nhãn Phúc Hà bán cho Bình đều là hàng giả, không có hóa đơn, chứng từ và không có chứng nhận đạt chuẩn. Tổng số tiền Tới được hưởng 10 triệu đồng.
Trong ngày xét xử thứ hai, trước phân tích của HĐXX và các tài liệu vụ án, Bình và đồng bọn dần nhận tội. Nói lời sau cùng, Bình bật khóc, kể xuất thân từ quê nghèo, luôn cố gắng gây dựng sự nghiệp, trở thành người có ích. Các bị cáo xin lỗi Công ty Phúc Hà, mong hưởng khoan hồng.
Đại diện công ty Phúc Hà và cơ quan điều tra xác nhận 100% đồ bảo hộ và nhãn mác trong kho hàng của Bình không phải sản phẩm của công ty, không đạt chất lượng nhà sản xuất đăng ký với Bộ Y tế, không đủ tiêu chuẩn phòng chống dịch.
Đại diện công ty này yêu cầu các bị cáo bồi thường hơn 142 triệu đồng và đề nghị HĐXX xử lý nghiêm các bị cáo.
Theo Phương Anh (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Một nạn nhân vụ chìm tàu ở Vịnh Hạ Long được bồi thường hơn 1,3 tỉ đồng (21/07)
-
Trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên cứu 4 người trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (21/07)
-
2 loại rau dễ "ngậm" thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người mê tít (21/07)
-
Hà Nội trước giờ bão số 3: Nhiều công ty cho nhân viên làm online, dân văn phòng tranh thủ tan làm sớm né mưa giông (21/07)
-
Báo Malaysia thừa nhận “sự thật tàn khốc”, chỉ ra sự tan vỡ trong lòng bóng đá Malaysia (21/07)
-
Chuyện tình của nam NSND U70 vừa được bạn gái kém 36 tuổi cầu hôn bất chấp đàm tiếu (21/07)
-
Cận cảnh sức tàn phá của bão Wipha khi đổ bộ Trung Quốc (21/07)
-
Bão Wipha sắp đổ bộ, EVN Hà Nội ra khuyến cáo quan trọng: Tuyệt đối không làm 2 điều sau! (21/07)
-
Hà Nội nằm trong vùng trọng tâm mưa lớn do bão Wipha: 11 điều cần làm ngay (21/07)
-
Bão số 3 vừa tăng thêm 1 cấp, chỉ còn cách Quảng Ninh hơn 100km, mưa rất to từ đêm nay (21/07)
Bài đọc nhiều




