Pháp luật
08/05/2018 09:18Triệu tập hơn trăm người đến phiên xử Hứa Thị Phấn
Ngày 8/5, TAND TP.HCM đưa bà Hứa Thị Phấn cùng 27 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (nay là Ngân hàng VNCB) ra xét xử.
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 8/5 đến 31/5.
Triệu tập hàng trăm người liên quan
63 nguyên đơn dân sự gồm nhiều ngân hàng được triệu tập tới tham dự phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan như: Ngân hàng VNCB, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng TMCP Quốc Tế, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương…Tập đoàn Thiên Thanh, Tập đoàn Mai Linh.
Bị án Phạm Công Danh được trích xuất đến tòa với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra, phiên toà cũng triệu tập 115 cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng.

Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa hình sự TAND TP.HCM) làm chủ tọa.
Tham gia bào chữa cho các bị cáo có 23 luật sư, trong đó bị cáo Hứa Thị Phấn có 4 luật sư bào chữa gồm: Luật sư Phạm Ngọc Trung, luật sư Lưu Văn Tám, luật sư Trương Thị Minh Thơ, luật sư Trương Vĩnh Thủy.
Nâng khống giá trị nhà gấp 8 lần thị trường
Theo cáo trạng, Hứa Thị Phấn lợi dụng việc nắm giữ hơn 84% vốn điều lệ và là cố vấn cấp cao của HĐQT TrustBank để thông qua Lâm Kim Dũng, Bùi Thị Kim Loan, Ngô Kim Huệ chỉ đạo Công ty TrustAsset thẩm định giá, nâng khống giá trị căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch lên 1.268 tỷ đồng.
Theo cơ quan chức năng, giá trị căn nhà sau khi được nâng khống cao gấp 8 lần giá thị trường.
Sau đó, bà Phấn còn chỉ đạo Lâm Kim Dũng mua bán lòng vòng lấy tiền sử dụng. Ngoài ra, nữ bị can này còn chỉ đạo HĐQT và Ban điều hành TrustBank mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch với giá 1.260 tỷ đồng, hạch toán thu chi khống để hợp thức việc mua bán trước đó để chiếm đoạt hơn 1.105 tỷ đồng.
Công ty Phương Trang liên quan gì đến Hứa Thị Phấn?
Hồ sơ vụ án xác định, theo số liệu CB (tiền thân là TrustBank), từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, TrustBank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho Công ty CP Đầu tư Phương Trang (Công ty Phương Trang) cùng 18 công ty, 22 cá nhân có quan hệ hợp tác tổng cộng 83 khoản vay, một khoản phát hành trái phiếu với số tiền gần 16.468 tỷ đồng.

Sau khi Công ty Phương Trang đã tất toán một số khoản vay, đến nay còn dư nợ hơn 25.941 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 9.437 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Công ty Phương Trang xác định, trong tổng số dư nợ gốc theo sổ sách mà TrustBank giải ngân thì công ty chỉ nhận được hơn 3.936 tỷ đồng.
Riêng 5.256 tỷ đồng còn lại, Hứa Thị Phấn lợi dụng ảnh hưởng của mình chỉ đạo lập chứng từ thu khống cho nhóm Phú Mỹ rồi hạch toán khống trên hệ thống, đẩy dư nợ cho Công ty Phương Trang.
Theo Hoài Thanh (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
MU chuyển nhượng kém: Không bột, Ruben Amorim khó gột nên hồ (18/07)
-
Justin Bieber đường cùng rồi, đẩy hết món nợ 830 tỷ cho vợ siêu mẫu? (18/07)
-
Trúng 14 tờ vé số với khoản thưởng lớn, anh phụ hồ đưa ra 2 quyết định thay đổi cuộc đời (18/07)
-
Trước vụ CEO gây chấn động, nhiều pha ngoại tình cũng từng bị camera vô tình lia trúng: Không muốn ai biết thì đừng làm! (18/07)
-
Lộ diện hàng loạt màu lạ trên dòng iPhone 17 (18/07)
-
Nhận xét đề thi ĐH quá dễ, nam sinh vừa ôn tập vừa làm công nhân nhận số điểm không ai ngờ đến: Bật khóc ngay tại công trường (18/07)
-
Hà Nội tiến tới không còn xe máy chạy xăng trong vành đai 1: Cư dân chung cư sạc pin xe điện ở đâu? (18/07)
-
Lộ diện "ông trùm" đường dây sản xuất xe máy điện giả ở Hà Nội (18/07)
-
Đại gia chi 250 triệu mua xe Vespa cũ 13 năm tuổi để trưng chơi (18/07)
-
Căn bệnh Tổng thống Mỹ Donald Trump mắc nguy hiểm ra sao? Bác sĩ đưa ra cảnh báo (18/07)
Bài đọc nhiều




