Phong Cách

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn

Cho dù bạn chỉ mới tham gia chạy bộ hay đã làm việc đó rất lâu, thì lựa chọn mua một đôi giày chất lượng vẫn không phải là điều dễ dàng. Việc lựa chọn giày chạy bộ tưởng chừng đơn giản, nhưng thật ra, chúng ta rất dễ mắc vài sai lầm cơ bản trong bước này.

Ngày nay, trên thị trường đã có rất nhiều và đa dạng các loại giày chạy bộ như về kiểu dáng, chất liệu, giá thành hay các thương hiệu. Điều này đã khiến cho người tiêu dùng không biết nên chọn loại giày nào sao cho phù hợp với bản thân mình. 

Chính vì vậy, điều cần thiết và quan trọng nhất để chọn giày chạy bộ nam phù hợp nhất là bạn cần phải biết dựa vào bản thân mình đặt ra những tiêu chí để chọn giày sao cho phù hợp với những tiêu chí đấy nhất.

Tiêu chí 1: Tần suất chạy của bản thân

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn

Nhà sản xuất sẽ không bao giờ cho bạn biết, tần suất (số lần chạy và quãng đường) hay tốc độ chạy là hai tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá và chọn giày chạy bộ nam thật phù hợp. Tần suất của bản thân bạn chạy trong một tháng là chỉ số quan trọng để giúp bạn nhận biết được đôi giày đó có thật sự phù hợp hay không. Nếu bạn đã quen với việc chạy hơn 3 lần 1 tuần, cho dù là để tập luyện hay chuẩn bị cho một cuộc thi, bạn nên chọn giày có đệm tốt (và tất) cũng như chất liệu bề mặt thấm hút tốt để mang lại cho bạn sự thoải mái nhất có thể.

Tiêu chí 2: Cường độ chạy của bản thân

Tiếp theo, tốc độ chạy sẽ là cơ sở để bạn lựa chọn giày chạy bộ nam phù hợp nhất với nhu cầu và kỹ năng chạy của mình. Nếu như bạn chạy đường dài hoặc chạy với tốc độ 9,5 đến 13 km/h thì cần phải chọn giày chạy bộ có đệm tốt để giảm căng thẳng giúp cho bàn chân của bạn được thoải mái nhất. Giày phải thật sự ổn định để hỗ trợ đôi chân của bạn trong suốt quá trình chạy.

Hay bạn có kỹ năng cao chạy nhanh với tốc độ trên 13km/h. Thì bạn nên chọn những đôi giày nhẹ hơn, có đệm mút tốt và thấm hút nhanh cũng như thiết kế linh hoạt để hỗ trợ cho đôi bàn chân được êm ái, không bị quá nhiều sức nặng lên đôi bàn chân. Chính vì thế mà độ ổn định của giày cần phải thật sự tốt để hỗ trợ bạn trong quá trình chạy với cường độ cao.

Tiêu chí 3: Trọng lượng của bản thân

Đây cũng là một tiêu chí quan trọng không kém vì trọng lượng cơ thể tác động rất mạnh lên cả bàn chân, khớp và cơ bắp gấp hai đến ba lần trong mỗi bước đi nên điều này rất cần thiết. Nếu như chọn giày chạy bộ nam có đệm mút không phù hợp thì sẽ làm tổn thương trực tiếp đến đến khớp và bàn chân sẽ gây đau hoặc tổn thương khớp và gót chân.

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 1

Qua việc lựa chọn ra 3 tiêu chí trên, nhiều bạn nếu mới bắt đầu việc chạy bộ đã có thể hình dung ra được cách để mua đôi giày phụ hợp, Tuy nhiên, với những bạn đã mua giày nhưng không đúng với tiêu chí trên dễ dàng có thể phân tích ra được một số sai lầm như dưới đây

Đo không đúng kích thước bàn chân: Một trong những lỗi phổ biến nhất mà những người mới bắt đầu chạy bộ mắc phải là không đúng kích thước bàn chân. Bạn hãy đo chiều dài từ gót đến ngón chân cũng, như chiều rộng và chiều dài vòm bàn chân.

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 2

Để đo chiều dài vòm chân, bạn hãy tính từ gót chân đến ụ ngón chân, khu vực mà bàn chân uốn cong. Tất cả các đôi giày đều được thiết kế để uốn cong tại một điểm, giống như bàn chân của bạn. Do đó bạn phải để hai điểm này khớp với nhau.

Nhầm lẫn giữa thể tích và chiều rộng: Thể tích giày là phép đo không gian bên trong. Hầu hết mọi người chọn một đôi giày rộng hơn khi không đủ thể tích. Mẹo là đo khoảng cách giữa các lỗ xỏ giày trên cùng bằng ngón tay của bạn.

Khi bạn thắt dây, giày phải vừa khít – không quá chật và không quá rộng. Bạn nên luồn hai ngón tay vào giữa các lỗ xỏ dây giày. Ba ngón tay có nghĩa là không đủ thể tích bên trong và quá chật. Một ngón tay là khi quá rộng. Và hai ngón tay là vừa phải. Một đôi giày có thể tích phù hợp sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương như viêm gan bàn chân.

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 3

Quá tin tưởng vào các đánh giá trên mạng: Một đôi giày phù hợp và được người khác đánh giá cao chưa chắc sẽ thích hợp với bạn.

Trước khi quyết định chọn mua một đôi giày theo một reviewer, bạn hãy xem họ có bàn chân kích thước như thế nào? Họ có là một dân chạy bộ không? Nguồn đánh giá đáng tin cậy hay không?

Đi một đôi giày chạy bộ quá lâu: Hầu hết giày chạy bộ sử dụng trong khoảng từ 480 đến 800 km, nhưng nhiều người thường không theo dõi quãng đường đã chạy.

Mang giày quá cũ có thể dẫn đến chấn thương. Một dấu hiệu nhận biết để thay ngay sản phẩm mới là khi bạn bị đau bất thường ở một số khu vực nhất định. Các dấu hiệu khác khiến bạn nhận ra phải mua đôi giày mới bao gồm các rãnh giày bị mòn ở đế, hoặc lớp đệm không đều ở một bên giày.

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 4

Không đến các cửa hàng giày chạy bộ chuyên dụng: Một người chạy bộ mới bắt đầu tốt nhất nên đến cửa hàng chuyên dụng để thử thay vì đặt trên mạng.

Nhân viên cửa hàng có thể giúp bạn xác định các nhu cầu cụ thể, chẳng hạn như giày chạy bộ chuyên dụng hay còn sử dụng cho tập luyện môn thể thao khác.

Bạn cũng nên lựa chọn sản phẩm có chất lượng tốt, thay vì những đôi giày quá rẻ có chất lượng thấp, không hỗ trợ cho việc chạy lâu dài.

Xem giày chỉ là một công cụ: Một sai lầm mà người chạy bộ có thể mắc phải là tìm kiếm đôi giày như một “viên thuốc” để giúp khắc phục cách họ chạy hoặc giúp họ chạy theo một cách nhất định.

Thay vào đó, bạn nên tìm sản phẩm phù hợp nhất với cách cơ thể di chuyển và mang lại trải nghiệm mà bạn muốn trên đường chạy. Hãy nhớ rằng: Sức mạnh không nằm trong chiếc giày, nó nằm trong chính bạn.

Vậy để chọn được đôi giày phù hợp, điều gì các chàng trai cần chú ý:

Chọn giày bằng quy tắc ngón cái: Cách chọn giày chạy bộ nam tốt là một đôi giày ôm sát và trọn vẹn đôi chân của bàn. Điều này sẽ làm giảm đi sự khó chịu và nguy hiểm đến bản thân khi giày bị trơn tuột ra khỏi chân trong lúc chạy bộ. Nhưng bạn cũng phải lưu ý rằng, khoảng cách giữa các mũi giày của bạn vẫn phải từ 1 đến 1.3 cm, hoặc cỡ ngón tay cái. Ngoài ra, khi đi giày chạy bộ, bạn cũng nên đảm bảo rằng mu bàn chân của mình hoàn toàn được thoải mái, nghĩa là không nên quá chật hoặc quá lỏng.

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 5

Hiểu rõ được dáng chân của mình: Đây là một kinh nghiệm quan trọng vì khi chúng ta chạy bằng giày không phù hợp với dáng chân của mình thì có thể dẫn đến đau mu bàn chân, mắt cá chân và đầu gối,... Điều này có thể sẽ không ảnh hưởng đến người chạy chỉ trong một vài ngày nhưng khi chạy chạy lâu thì đây là một vấn đề rất lớn để chúng ta thật sự quan tâm.

Mỗi con người là một cá thể riêng biệt không ai giống ai và dáng bàn chân cũng vậy. Nếu như bạn là một người chạy bộ có xu hướng nghiên chân vào trong khi chạy thì bạn rất cần một đôi giày chạy bộ có thể giúp bạn giữ thăng bằng và điều chỉnh chuyển động. Loại giày này có thiết kế nhằm mục đích sửa lại dáng chân bị nghiêng vào trong khi chạy và kiểm soát chuyển động cho chúng ta. Ngoài ra, đôi giày ấy cũng được làm để ngăn phần bên trong giày không bị quá vẹo và sẽ giảm sự nghiêng chân khi chạy.

Ngoài ra, một đôi giày lý tưởng cho bàn chân của chính bản thân đó chính là khi cả 10 ngón chân có thể tự do duy chuyển trong giày cũng như gót chân cũng không bị trượt khi di chuyển.

Kiểm tra thật kỹ chất lượng đôi giày: Đừng quá háo hức khi bạn vừa mua một đôi giày mới mà lỡ bỏ qua việc kiểm tra chất lượng chúng trước khi mua hàng. Lỗi của một sản phẩm là điều không thể tránh khỏi, mặc dù thực tế là các mặt hàng chính hãng luôn được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi đưa ra thị trường. Vì giày chạy bộ được làm thủ công nên chúng không thể không tránh được các lỗi về bên ngoài như hở keo, chỉ may không đều,...Đây là điều nhà sản xuất hầu như không bao giờ nói cho bạn, vì vậy khi chọn giày chạy bộ nam cần kiểm tra thật kỹ chất lượng đôi giày

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 6

Nên mua giày vào buổi chiều hoặc tối: Để có thể đi đến quyết định này thì chúng tôi đã tìm hiểu và thu thập được rất nhiều ý kiến trong giới chạy bộ cho rằng là nên mua và thử giày vào buổi chiều, tối vì lúc này đôi bàn chân của bạn sau một ngày sẽ được căng trở về dáng chuẩn rất nhiều.

Thực ra, người tiêu dùng theo thị trường khảo sát thì cũng rất hay đi mua sắm vào buổi tối nên cũng chẳng bao giờ bận tâm tìm hiểu xem điều đó có đúng không. Bởi vì ban ngày mọi người đều phải bận tâm vào công việc nên rất ít có thời gian mua sắm. Nhưng trong mọi trường hợp thì đó cũng là một kinh nghiệm rất hữu ích mà bạn có thể sử dụng khi mua giày.

Nên mua giày chạy bộ tại các cửa hàng chính hãng: Để có thể giảm thiểu được tình trạng lừa đảo mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng qua các trang mạng. Thì cách chọn giày chạy bộ nam đạt chất lượng tốt nhất đó chính là nên mua tại các cửa hàng bán lẻ chính hãng. Bởi vì trên thị trường ngày càng xuất hiện rất nhiều các sản phẩm đạo nhái rất tinh vi nên bạn cần phải thật sự cẩn trọng trong việc mua sắm.

Giày chạy bộ cho nam và những điều nhà sản xuất không bao giờ nói với bạn - 7

Nên chọn giày chạy bộ nam theo tiêu chí bản thân: Để có thể chọn giày chạy bộ nam theo đánh giá của bản thân thì bạn hãy lên xem lại các tiêu chí mà bên trên đã đề ra. Đây là một kinh nghiệm quan trọng để bạn có thể chọn giày chạy bộ nam được phù hợp với mình như về tài chính, màu sắc, tần suất, cường độ hay trọng lượng của bản thân. Từ đó đem đến những buổi chạy bộ thật là chất lượng nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao sức khỏe của bản thân.

Nên chọn giày chạy bộ nam theo nhu cầu sử dụng: Một khi bạn đã biết nhu cầu sử dụng của mình ra sao thì sẽ cũng rất dễ dàng để chọn giày chạy bộ nam phù hợp. Nếu như bạn là một người mới tập chạy bộ thì đôi giày đó cần có trọng lượng nhẹ, đế giày bám đường, có độ êm chân cao,... Vì thế bạn sẽ có trải nghiệm tốt nhất nếu sử dụng giày chạy bộ phù hợp với nhu cầu.

QT (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/giay-chay-bo-cho-nam-va-nhung-dieu-nha-san-xuat-khong-bao-gio-noi-voi-ban-d187465.html