Sức khỏe
12/10/2019 18:16Những dấu hiệu nhận biết bệnh lây qua đường tình dục
Tác nhân lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc bệnh được truyền từ người nọ sang người kia do nhiều tác nhân. Thông thường thì các tác nhân này lây truyền qua hoạt động tình dục (giao hợp qua đường âm đạo, đường miệng hoặc đường hậu môn) không được bảo vệ với người đang mang bệnh. Ngoài ra còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da.
Các tác nhân gây bệnh rất đa dạng bao gồm: Vi khuẩn: Gây bệnh lậu, giang mai, hạ cam, liên cầu B, lỵ trực trùng…; Vi rút: Gây bệnh viêm gan b, viêm gan C, HIV, herper, sùi mào gà ,…; Liên thể vi khuẩn và vi rut: gây bệnh chlammydia, ureaplasma,...; Ký sinh trùng: gây bệnh trùng roi, rận mu, nấm men….
Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTĐ) đều làm cơ thể chúng ta trở nên yếu hơn và làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, hoặc khi đã mắc các bệnh LTQĐTD lại bị nhiễm HIV thì bệnh LTQĐTD sẽ thúc đẩy HIV phát triển rất nhanh chóng trong cơ thể và thời gian tiến triển thành AIDS nhanh hơn; gây sảy thai, vô sinh, truyền bệnh từ mẹ sang con, gia tăng nguy cơ ung thư,...
Một số dấu hiệu cần đi khám?
Có một số bệnh chỉ cho thấy dấu hiệu của bệnh sau khi đã nhiễm bệnh một thời gian dài. Ví dụ như bệnh do Chlamydia hoặc người nhiễm vi rút viêm gan B, C, thậm chí nhiễm vi rút HIV, rất nhiều trường hợp triệu chứng ban đầu không rõ ràng, chỉ khi người bệnh làm xét nghiệm mới biết chính xác.
Trước tiên, nếu bạn đã quan hệ tình dục với một người mà bạn không biết chắc là không có bệnh, hoặc sau khi có quan hệ tình dục không an toàn bạn nên nghi ngờ tới khả năng là mình mắc bệnh và cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị nếu được chẩn đoán đã mắc bệnh.
Bên cạnh đó, cần chú ý các triệu chứng cơ bản của một số bệnh LTQĐTD như sau:
- Có dịch bất thường chảy ra từ âm đạo hoặc đầu dương vật.
- Hậu môn hoặc cơ quan sinh dục bị ngứa, đau, đỏ, rát hoặc có các nốt, các vết loét bất thường. Các tổn thương này có thể đau hoặc không đau.
- Tiểu đau, buốt hoặc rát, hoặc tiểu nhiều hơn bình thường.
- Đau bất thường ở vùng bụng dưới mà không liên quan gì tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Đau khi giao hợp hoặc có ra máu sau quan hệ tình dục,…
Khi thấy có một trong những biểu hiện trên người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, xét nghiệm chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng. Không được tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là dùng thuốc đúng liều, đủ thời gian, không bỏ thuốc khi thấy đỡ triệu chứng. Khi dùng hết thuốc cần nên đi khám lại để được biết bệnh đã khỏi hay cần điều trị tiếp.
Theo BS.Thanh Bình (Sức Khỏe & Đời Sống)
Tin cùng chuyên mục







-
"Át chủ bài" 125cc của Honda được nâng cấp: Trang bị ăn đứt SH Mode - đẹp, rẻ lại siêu tiết kiệm xăng (07/07)
-
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi, chăm con gái ở cữ từ A đến Z nổi tiếng khắp cõi mạng (07/07)
-
Căng hơn dây đàn: Chồng Từ Hy Viên cuỗm 66 tỷ sau khi vợ đột ngột qua đời, bị chồng cũ khởi kiện? (07/07)
-
Đưa vụ sữa Hiup giả và 5 vụ án, vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo (07/07)
-
Phim ngôn tình chưa xem đã biết hay gây sốt MXH: Nữ chính đẹp điên đảo, một mình ẵm trọn 4 trai đẹp quốc dân (07/07)
-
11 cán bộ diện Trung ương quản lý bị kỷ luật từ đầu năm đến nay (07/07)
-
Mẹ ung thư ép con gái 4 tuổi học nấu ăn, 17 năm sau, cuộc sống của cô bé giờ ra sao? (07/07)
-
Hot mom Tâm Tít đăng ảnh xinh xuất sắc, nhưng điều dân mạng bàn luận lại là... chuyện rửa bát! (07/07)
-
Đề xuất mới về xếp hạng ngân hàng (07/07)
-
Ghép ảnh "bị phạt" bằng AI để sống ảo, coi chừng bị phạt thật (07/07)
Bài đọc nhiều




