Thế giới
21/06/2025 09:27Chủ tịch Thượng viện Thái Lan kiến nghị luận tội Thủ tướng Paetongtarn vì vụ ghi âm

Ông Mongkol Surasajja đệ đơn lên Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia (NACC) và Tòa án Hiến pháp, kiến nghị điều tra Thủ tướng Paetongtarn về cuộc trò chuyện bị tiết lộ, báo The Nation đưa tin.
Bản kiến nghị cho rằng hành động của bà có thể cấu thành hành vi vi phạm nghiêm trọng hiến pháp và các tiêu chuẩn đạo đức.
Trước đó, tướng Sawat Tassana - thành viên của Thượng viện và là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Thượng viện - đã thu thập chữ ký từ các thượng nghị sĩ khác kêu gọi bà Paetongtarn từ chức, cáo buộc bà thiếu khả năng lãnh đạo và không bảo vệ được lợi ích quốc gia.
Đơn kiến nghị đặt câu hỏi rằng liệu bà Paetongtarn có cố ý sử dụng thẩm quyền của mình để vi phạm hiến pháp hay không và liệu hành vi của bà có vi phạm Điều 160 của hiến pháp về tiêu chuẩn đạo đức công chức hay không.
Đơn kiến nghị cũng kiến nghị Tòa án Hiến pháp xác định có nên chấm dứt chức vụ thủ tướng của bà Paetongtarn theo Điều 170 và Điều 160 (4) và (5) hay không.
Bằng chứng là đoạn ghi âm trong đó bà Paetongtarn thừa nhận đã có cuộc trò chuyện với ông Hun Sen, trong đó bà gọi Tư lệnh Quân khu 2 là "phe đối lập”. Điều này bị cho là sự xúc phạm quân đội Thái Lan và là dấu hiệu cho thấy sự nhượng bộ với lãnh đạo nước ngoài, điều có thể làm suy yếu chủ quyền và an ninh quốc gia.
Ủy ban Quốc phòng cũng cho rằng hành vi này có thể vi phạm nhiều luật hình sự, bao gồm cả luật liên quan đến an ninh quốc gia và luật quy định công chức phải thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Ủy ban Quốc phòng cũng cho rằng hành động của Thủ tướng Paetongtarn có thể gây ra sự chia rẽ quốc gia và cho thấy sự thiếu chính trực của bà trong vai trò lãnh đạo, khiến bà không đủ tư cách để làm thủ tướng.
Thượng viện và Ủy ban Quốc phòng đều nhấn mạnh rằng chính phủ không thể cho phép một thủ tướng bị coi là "chống lại đất nước" tiếp tục điều hành đất nước. Họ cho rằng việc luận tội là cần thiết để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia ở mức cao nhất.
Ngày 20/6, Thủ tướng Paetongtarn có chuyến thăm lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới và gặp vị chỉ huy quân đội mà bà đã nói đến trong cuộc nói chuyện bị tiết lộ với ông Hun Sen, nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng chính trị đe dọa lật đổ chính phủ của bà.
Trong cuộc gọi với ông Hun Sen, Thủ tướng Paetongtarn bị nhận xét là yếu đuối và quá nhún nhường. Nhưng chính lời nói của bà về vị tư lệnh quân đội mới là phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sự nghiệp chính trị của bà.
Dù bà Paetongtarn đã xin lỗi và cố gắng hòa giải với quân đội, chừng đó có thể vẫn chưa đủ để cứu vãn tình thế.
Cùng trong ngày 20/6, ông Hun Sen đăng một loạt bức ảnh trong chuyến thăm của Thủ tướng Paetongtarn đến Campuchia vào tháng 4 năm nay lên trang Facebook.
Ông viết rằng quan hệ thân thiết giữa hai gia đình trong hơn 30 năm qua “đã bị phá vỡ”. Ông nói rằng một vị quan chức đã làm lộ đoạn ghi âm cuộc gọi . Đoạn ghi âm dài 9 phút đã bị rò rỉ, nhưng sau đó ông Hun Sen đã đăng toàn bộ ghi âm cuộc gọi dài hơn 17 phút lên trang Facebook của ông.
Theo Bình Giang (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Cảnh báo giả mạo cơ quan Thuế yêu cầu cập nhật thông tin theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (15/07)
-
Những người có EQ thấp thường gặp phải 7 vấn đề này trong mối quan hệ yêu đương (15/07)
-
Quang Lê tới thăm nhà 700 tỷ của Bích Tuyền, gây chú ý khi quay đài phun nước nơi Đàm Vĩnh Hưng bị ngã (15/07)
-
Con điện thoại từ nước ngoài khóc van nài bố mẹ ở quê đừng "chữa bệnh" trên mạng (15/07)
-
Khoảnh khắc trợn trừng, chớp mắt liên tục của Tuấn Hưng gây bàn tán (15/07)
-
U23 Việt Nam gặp "sự cố" trong buổi tập đầu tiên tại Indonesia (15/07)
-
Vụ tiểu thương chợ Di Linh tố bị hành hung: Công an vào cuộc (15/07)
-
Nga - Triều Tiên khai trương chuyến bay thẳng đầu tiên giữa 2 thủ đô (15/07)
-
Chi tiết gây hoang mang vụ quyên góp cho nữ diễn viên Việt suy thận giai đoạn cuối (15/07)
-
Hà Nội cấm xe máy xăng từ vành đai 1: Mỗi lần ra phố phải đi 2 xe? (15/07)
Bài đọc nhiều



