Thế giới
22/10/2015 11:03Đằng sau các chuyến công du của ông Tập Cận Bình
![]() |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm Anh từ ngày 20/10. Ảnh: Xinhua. |
Hầu hết các chuyến thăm này đều để dự những diễn đàn quốc tế như Hội nghị Bandung, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, Olympic mùa đông Sochi…
Nhưng bên cạnh đó còn có hàng loạt chuyến thăm song phương vì mục đích ngoại giao đơn thuần, trong đó có chuyến thăm Nam Phi năm 2013, ngay sau chuyến công du đầu tiên trên cương vị lãnh đạo mới đến Mátxcơva, thăm hầu hết các nước Trung Á trong mùa thu năm 2013; thăm hàng loạt nước Trung Âu trong mùa xuân tiếp theo, sau đó là Mỹ Latin, Nam Á, Úc và New Zealand. Chỉ trong năm 2014, ông Tập thăm không dưới 20 nước.
Giới quan sát nói rằng, điều dễ thấy là trong danh sách quốc gia mà ông Tập đến thăm không có Nhật Bản và Triều Tiên. Những căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2010 cho thấy việc ông Tập chưa thăm Nhật Bản là điều dễ hiểu, nhưng việc nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa sang Triều Tiên được cho là điều bất thường.
Ông Tập đã thăm cả những nước nhỏ bé và xa xôi hơn nhiều như Fiji (dân số chỉ 881.000 người), Maldives (345.000 dân), Trinidad & Tobago (1,3 triệu dân), trong khi chưa đáp một chuyến bay chỉ khoảng 1 giờ để sang nước được cho là đồng minh ngoại giao thân cận nhất của Bắc Kinh. Việc nhà lãnh đạo Trung Quốc chưa có chuyến thăm nào đến Trung Đông, cho dù khu vực này vẫn là nguồn cung dầu mỏ lớn nhất của Trung Quốc, cũng được cho là điều đáng ngạc nhiên.
Những chuyến công du của ông Tập nói lên các ưu tiên chiến lược của giới lãnh đạo Bắc Kinh hiện nay. Khi phải đối mặt những thách thức bên trong như GDP tăng chậm lại, việc duy trì những mối quan hệ rộng rãi và hiệu quả với thế giới bên ngoài được coi là ưu tiên cốt lõi của giới lãnh đạo Bắc Kinh, giới quan sát nhận định.
Trong chuyến thăm Anh đang diễn ra, dự kiến, ông Tập Cận Bình chứng kiến lễ ký thỏa thuận hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Anh được xây trong thế hệ này. Nhà máy sẽ được hoàn tất vào năm 2025, và Trung Quốc dự kiến đóng góp 30% chi phí xây dựng. Hai nhà máy điện hạt nhân khác tại Anh cũng có thể được triển khai sau đó. Trong đó, một nhà máy sẽ do Trung Quốc thiết kế, đánh dấu lần đầu tiên nước này thể hiện công nghệ hạt nhân của mình ở nước ngoài. Các thỏa thuận giữa Anh và Trung Quốc đạt được trong chuyến công du của ông Tập lần này ước tính có tổng trị giá hơn 30 tỷ bảng Anh, BBC đưa tin hôm qua. |
Tin cùng chuyên mục








-
Chị dâu cũ gửi lại con rồi mất tích, 3 năm sau tôi gặp lại chị… trong nhà mẹ chồng với thân phận không tin nổi (20/07)
-
NSƯT Kim Tử Long gặp chấn thương, cả đoàn phim phải ngưng quay (20/07)
-
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu trực 24/24, tập trung ứng phó bão số 3 (20/07)
-
Tin bão khẩn cấp: Bão số 3 giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 480km, cảnh báo mưa cực lớn (20/07)
-
Mẫu iPhone chính thức hết thời, ai đang dùng phải bỏ ngay, người mua mới phải tránh xa (20/07)
-
Bé trai 10 tuổi kể cho gia đình về những phút cuối khi "bố kịp mặc áo phao, đẩy con lên rồi mất tích" (20/07)
-
Bão Wipha giật cấp 14, hàng không lên phương án điều chỉnh kế hoạch bay (20/07)
-
Phương Mỹ Chi gặp nguy, bác sĩ cũng đành bó tay (20/07)
-
Chuyến du lịch của gia đình 8 người chỉ còn 2: Cuộc điện thoại cuối trước giây phút định mệnh khiến con tàu lật úp (20/07)
-
Tin cảnh báo giông lốc được gửi khi tàu Vịnh Xanh đã xuất bến, bị lật (20/07)
Bài đọc nhiều




