Thế giới

Hệ thống phòng thủ bí ẩn Nga khiến Mỹ mất thế mạnh

Ngày 25/5, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn bí ẩn Nudol từ bãi phóng Plesetsk, cách Moskva 800km về phía Bắc.

Ngày 25/5, Nga đã phóng thử thành công tên lửa đánh chặn bí ẩn Nudol từ bãi phóng Plesetsk, cách Moskva 800km về phía Bắc.

Hiện thông tin về vụ thử đạn tên lửa thuộc tổ hợp Nudol vẫn được giữ bí mật, nhưng đây là dòng vũ khí được thiết kế để bắn hạ mọi mục tiêu trong các tầng quỹ đạo trái đất của Nga, trong đó có vệ tinh và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương.

Nudol là sản phẩm của Tổ hợp thiết kế Almaz-Antey. Theo thông tin ban đầu được tiết lộ, Nudol là tên mật danh của tổ hợp A-235. Được biết, ngay từ năm 2009, Nga tiết lộ thông tin đã hoàn thành việc phát triển và nâng cấp hệ thống radar cảnh giới và dẫn bắn Don-2NP – “Trái tim” của tổ hợp Nudol.

He thong phong thu bi an Nga khien My mat the manh
Hệ thống radar Don-2NP.

Thông tin về trạm radar này không được tiết lộ, nhưng chắc chắn nó sẽ mạnh mẽ hơn Don-2NP phiên bản tiêu chuẩn với khả năng bao quát tới 2.000km (nhiều nguồn tin là 3.700km) và độ cao tới 40km. Tầm bao quát của A-235 còn được mở rộng thêm nhờ các trạm radar cảnh báo sớm đặt khắp nước Nga.

Các nguồn tin công khai cũng hé lộ thêm thông tin về tổ hợp A-235 Nudal với việc được trang bị hệ thống siêu máy tính Elbrus-3M mạnh mẽ để xử lý thông tin. Khả năng đánh chặn của A-235 sẽ được chia làm 3 cấp độ:

Đạn tên lửa 51T6 sẽ đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao 800 km; tên lửa 58R6 – 1.000km và 120km; đạn tên lửa 53T6M hoặc 45T6 đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km. Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để nâng cao khả năng tiêu diệt ICBM của đối phương.

Với vụ phóng thử thành công hôm 25/5, nhiều khả năng tổ hợp A-235 đang trong quá trình hoàn thiện và sẽ sớm được triển khai để củng cố năng lực phòng thủ tên lửa của lực lượng Phòng không-vũ trụ Nga.

Việc Nga lần 2 thử thành công hệ thống A-225 đã khiến thế mạnh đánh chặn tầm cao của hệ thống THAAD Mỹ đang sở hữu không còn nhiều ý nghĩa.

THAAD – hay còn gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường được phát triển bởi lực lượng bộ binh - lục quân với mục đích đánh chặn các đầu đạn tên lửa bay ở giai đoạn cuối của quỹ đạo đường đạn. Được phát triển từ năm 1987, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường được đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu vào năm 2008.

Hệ thống THAAD là hệ thống tên lửa tác chiến cơ động, được lắp đặt trên các xe chuyên dụng siêu trường, siêu trọng của lục quân. Hệ thống tên lửa có thể tiêu diệt mục tiêu trong bán kính 200 km và độ cao tối đa 150 km.
 

Theo Thùy Dung (Đất Việt)