Thế giới

Lý do khiến Mỹ bất an trước tên lửa S-500

Dù Mỹ bắt đầu trang bị siêu tên lửa đánh chặn SM-6 trên hạm có độ cao diệt mục tiêu 33km, nhưng chừng ấy là chưa đủ tạo ưu thế trước Nga.

Dù Mỹ bắt đầu trang bị siêu tên lửa đánh chặn SM-6 trên hạm có độ cao diệt mục tiêu 33km, nhưng chừng ấy là chưa đủ tạo ưu thế trước Nga.

Mỹ lo lắng

Dave Majumdar nhận định, S-500 “sẽ là xương sống của hệ thống phòng không-vũ trụ Nga” trong vài năm tới. Chuyên gia Mỹ bày tỏ ấn tượng với khả năng đánh chặn mục tiêu ở trần cao 200km và ngăn chặn các mục tiêu cơ động cao như tên lửa đạn đạo của đối phương ở khoảng cách 640km của S-500. 

Với khoảng cách như vậy, S-500 đủ khả năng đánh chặn cùng lúc tới 10 mục tiêu có vận tốc cơ động đạt tới 7km/giây. Điều này có được không chỉ nhờ thiết kế các thành phần trong cơ cấu S-500, mà còn là sự tối ưu thuật toán điều khiển với hệ thống xử lý thông tin cực kỳ mạnh mẽ. Với các thông tin được công khai, S-500 thực sự là chưa có đối thủ tương ứng ở Mỹ và phương Tây. 

Theo lời chuyên gia D. Majumdar, đạn tên lửa của S-500 được trang bị đầu dò tự dẫn chủ động. Yếu tố này giúp S-500 có nhiều nét tương đồng với tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao giai đoạn tiếp cận (THAAD) của Mỹ.

Ngoài ra, phóng viên quân sự của Tạp chí Missile Threat, George Marshall và Claremont cũng đánh giá rất cao S-500 ở khả năng cơ động và hệ thống radar tối tân. Theo tác giả này, S-500 sẽ được trang bị hệ thống radar nhìn vòng đa chức năng 91Н6А(М), nâng cấp của ra-đa 96L6-CPU vốn được trang bị trong cơ cấu tổ hợp S-400 Triumph; radar dẫn bắn 76T6 và 77T6, giúp tăng cường hiệu năng chiến đấu.

“Mục tiêu chính của Quân đội Nga hiện nay là thành lập hệ thống phòng không-vũ trụ hợp nhất giữa S-500 và các tổ hợp tên lửa phòng không khác như S-400, S-300VM4, S-350….”, chuyên gia D. Majumdar nhận định. 

Ly do khien My bat an truoc ten lua S-500 
Hệ thống tên lửa phòng thủ S-400. 

Ngoài ra, The National Interest bày tỏ ngạc nhiên là Nga đã làm thế nào để có thể phát triển các tổ hợp vũ khí phòng không mới với nhiều tính năng đặc biệt hiện đại, bất chấp việc Nga đã mất nhiều tổ hợp nghiên cứu quan trọng sau khi Liên bang Xô Viết tan vỡ. 

Hơn thế nữa, nhiều tổ hợp vũ khí mới đã vô hiệu hóa ưu thế về khả năng tàng hình của các dòng máy bay F-35, F-22 và B-2 trong Quân đội Mỹ hiện nay.

Sức mạnh của S-500

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tiết lộ, Moscow đang hoàn thiện hệ thống tên lửa phòng thủ S-500 (cả phiên bản trên hạm và mặt đất) có thể diệt mọi mục tiêu. 

Thứ trưởng Yuri Borisov cho biết, S-500 có khả năng cùng lúc đánh chặn 10 quả tên lửa đạn đạo tầm trung có tầm bắn 3500 km, cự ly đánh chặn lí tưởng khoảng 600km. S-500 còn có khả năng bắn hạ vệ tinh tầm thấp và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) ở đoạn cuối, thậm chí là đoạn giữa hành trình.

Đến thời điểm hiện tại, loại đạn tên lửa nào trang bị cho hệ thống S-500 vẫn chưa được tiết lộ. Trong khi S-400 Triumph được trang bị các loại đạn tên lửa phòng không với tầm bắn khác nhau 48N6E, 48N6E2, các tên lửa mới 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E. Tất cả các loại tên lửa kể trên đều được gắn thiết bị điều khiển chiến đấu, giúp tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu.

Tuy nhiên theo đại diện Quân đội Nga, về độ cao và vận tốc đánh chặn S-500 hơn hẳn S-400 và đứng đầu thế giới. Nó có khả năng bắn hạ các mục tiêu bay cao tới 200km (trong khi đó SM-6 chỉ có thể diệt mục tiêu với độ cao tối đa 33km), với vận tốc 7km/s, trong khi đó, hệ thống S-400 chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu với tốc độ 5km m/s. 

Hệ thống radar sục sạo và điều khiển hỏa lực của radar S-500 được xây dựng trên nòng cốt là radar mảng pha chủ động X-Band, cự li sục sạo của nó đã đạt tới 800-1000km. Với tính năng siêu việt của mình, S-500 có thể thách thức mọi hệ thống tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay.

Theo kế hoạch của Nga được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov tiết lộ, Moskva sẽ tích hợp hệ thống S-500 trên chiến hạm lớp Leader. Và một khi bộ đôi S-500 và chiến hạm lớp Leader tích hợp thành công, chiến hạm thế hệ mới của Nga sẽ sở hữu khả năng phòng thủ hàng đầu thế giới.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)