Thế giới
01/06/2017 14:25Phong cách "sống ảo câu like" đã có từ... thế kỷ 18
"Thủy tổ" của Instagram có lẽ là gương Claude.
Người đầu tiên dùng gương Claude là nhà thơ Anh Thomas Gray. Từ năm 1769, ông thường mang theo tấm gương nhỏ xíu tráng đen để ngắm cảnh hoàng hôn. Hình ảnh phản chiếu trong đó sẽ có màu dịu nhạt tương tự các hiệu ứng tạo vẻ cổ điển trên ứng dụng sửa ảnh Instagram. Gương Claude được đặt theo tên của họa sĩ Pháp Claude Lorrain, người vẽ các bức tranh với phong cách tương tự.
Tranh của Claude |
Sau này, gương Claude bắt đầu được sử dụng rộng rãi, bắt đầu từ tầng lớp trí thức và quý tộc như một cách thưởng ngoạn đẳng cấp. Họ quay lưng về phía phong cảnh, điều chỉnh tấm gương để lấy được đúng khuôn hình y như động tác chụp ảnh selfie ngày nay.
Hình trong bài luận của Gilpin |
Vật dụng bé bằng lòng bàn tay đã thay đổi hoàn toàn nền du lịch nước Anh. Họa sĩ William Gilpin đã vẽ lại hồ District nhìn qua gương Claude để đưa vào bài luận, với khuôn hình cắt tròn và cảnh vật nhìn từ xa theo đúng "mốt" Instagram hiện giờ, khiến lượng khách tới đây tăng vọt.
Sau đó, các họa sĩ khác cũng đua nhau vẽ những bức tranh tương tự, và để trở nên khác biệt, họ đã sửa đổi một số chi tiết so với sự thật nhằm "đảm bảo bố cục tự nhiên". Điều này dẫn tới hậu quả là nhiều người than phiền rằng tại sao cảnh chẳng hề giống như quảng cáo, và đã bắt đầu có những du khách bực bội vì phải chen chúc trong đám đông nhốn nháo thay vì cuộc dã ngoại bình yên như kế hoạch. Còn người địa phương rất khó chịu với những du khách cầm gương Claude chĩa tứ phía. Vào thời hiện đại, vỡ mộng do du lịch dựa trên Instagram không phải hiếm và cũng có nhiều chỉ trích việc giới trẻ selfie mọi lúc mọi nơi, không khác gì cảnh tượng 200 năm trước.
Hai bức tranh cùng một địa điểm nhưng mô tả hoàn toàn khác nhau |
Tới năm 1812, sau hơn 40 năm, gương Claude dần thất sủng, nhất là khi nhà văn William Combe viết "Hành trình của Tiến sỹ Syntax" kể lại hành trình Syntax lặn lội khắp nơi, gặp nhiều chấn thương nhưng vẫn liều mình để tìm những phong cảnh đẹp nhằm viết một cuốn sách thật ấn tượng. Sách viết: "Tôi sẽ tới đây, tới kia và ghi lại hết tất cả", tiến sỹ Syntax nói về ước mơ trở thành người du lịch có tiếng tăm. Còn ở thế kỷ 21, Syntax chắc sẽ viết hàng chục cái hashtag trên mạng xã hội.
Theo Nguyên (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Nga lên tiếng về việc cựu Bộ trưởng Giao thông thiệt mạng sau khi bị sa thải (07/07)
-
Kinh hoàng: Người đàn ông bị trăn khổng lồ nuốt chửng khi đang chăn gà (07/07)
-
Lập đoàn kiểm tra vụ sợi bún đổi màu đỏ bất thường ở Đà Nẵng (07/07)
-
Người trẻ 20 tuổi mà xương khớp như "người già": Bác sĩ nói đa số đều có 4 đặc điểm, sửa ngay còn kịp (07/07)
-
Các bé gái phải tự viết lại tên mình trên cơ thể: Những câu chuyện lạnh người từ các nạn nhân trở về sau trận lũ quét thế kỷ tại Mỹ (07/07)
-
Phim 18+ gây sốc nhất thập kỷ: Cảnh nóng nặng đô chưa từng thấy, khán giả ngất xỉu tại rạp (07/07)
-
Lượng ô tô mới "bơm" ra thị trường tăng mạnh, giá xe dự báo còn giảm sâu (07/07)
-
"Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh không thể tốt nghiệp đúng thời hạn" (07/07)
-
Người phụ nữ gần 80 tuổi mới được NSND Trung Đức công khai: Đẹp như diễn viên, chồng yêu say đắm (07/07)
-
Cậu bé ăn xin trên cầu vượt nhận ra mẹ mình, nhưng chị không chịu thừa nhận. Cảnh sát cho biết: Người mẹ đã làm đúng (07/07)
Bài đọc nhiều




