Thế giới
16/06/2025 21:20Sở hữu hơn 300 chiến đấu cơ, không quân của Iran ở đâu khi bị Israel tấn công?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia quốc phòng, dù đông đảo, không quân Iran lại bị đánh giá là yếu thế và không hiệu quả trước các đối thủ hiện đại như Israel, chủ yếu do trang bị lỗi thời.
Số lượng lớn, chất lượng hạn chế
Phần lớn đội hình tiêm kích của Iran có nguồn gốc từ những năm 1970, trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Kể từ đó, Iran bị cấm vận và mất quyền tiếp cận các dòng tiêm kích tiên tiến. Trong hơn 40 năm qua, Iran chỉ mua được một số lượng hạn chế máy bay thế hệ sau như MiG-29 từ Liên Xô, J-7M từ Trung Quốc và Su-24M. Tất cả đều nhập về cuối thập niên 1980 và hiện đã lạc hậu so với tiêu chuẩn chiến tranh hiện đại.

Hiện tại, Không quân Iran vận hành 15 phi đội tiêm kích chủ lực, bao gồm F-4D/E Phantom II, F-5E/F Tiger II, F-14 Tomcat, MiG-29A/UB, J-7M và Su-24MK, cùng một phi đội hỗn hợp Mirage F-1E và F-5E/F, và một phi đội cường kích Su-22 hiện đại hóa. Đáng chú ý, chỉ có 4 phi đội (MiG-29 và F-14) sở hữu radar thế hệ sau, còn lại đều sử dụng radar cơ khí quét chậm, dễ bị gây nhiễu.
Lạc hậu công nghệ, kém hiệu quả phòng không
F-14 là tiêm kích duy nhất của Iran có khả năng triển khai tên lửa không đối không dẫn đường chủ động, nhưng tên lửa AIM-54 Phoenix kèm theo từ những năm 1970 đã lỗi thời. Dù Iran tuyên bố đã phát triển tên lửa Fakour-90, nhưng năng lực thực sự của nó vẫn chưa rõ ràng. MiG-29 sử dụng tên lửa R-27, nhưng loại tên lửa này cũng được cho là đã bị phương Tây nắm rõ kỹ thuật, khiến việc vô hiệu hóa cảm biến và gây nhiễu hệ thống trở nên dễ dàng đối với các đối thủ như Mỹ và Israel.
Dù vậy, với số lượng lớn, tiêm kích Iran vẫn có thể gây ra một số khó khăn, buộc đối phương phải phân tán hỏa lực và tốn thêm tên lửa để tấn công nhiều căn cứ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Iran đã chuyển trọng tâm phòng thủ sang tên lửa mặt đất, phòng không tầm xa và UAV tự sát, đẩy vai trò của tiêm kích xuống thứ yếu, chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công hải quân. Iran cũng đã nội địa hóa thành công tên lửa hành trình cho các tiêm kích F-4D/E, biến chúng thành lực lượng tấn công biển đáng kể.

Su-35: Tia hy vọng mới?
Kỳ vọng hiện đại hóa không quân Iran đã trở lại sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc hết hiệu lực vào năm 2020. Mối quan hệ gần gũi hơn với Nga, đặc biệt sau tình hình chiến sự ở Ukraine, đã thúc đẩy Iran đặt mua tiêm kích Su-35 của Nga vào tháng 1/2025.
Su-35, dù không phải dòng mạnh nhất, vẫn được đánh giá vượt trội so với phi đội hiện tại của Iran nhờ radar mảng pha quét chủ động, khả năng đối đầu tiêm kích tàng hình và tên lửa R-77-1 tầm xa. Các nguồn tin chưa xác nhận cho rằng Iran có thể mua tới 64 chiếc Su-35.
Tuy nhiên, việc Iran mất gần 5 năm sau khi lệnh cấm vận chấm dứt mới chính thức đặt hàng tiêm kích hiện đại bị xem là một bước chậm chiến lược. Sự chậm trễ này khiến kế hoạch tấn công Iran của đối phương trở nên dễ tính toán hơn, bởi các nhà hoạch định quân sự Israel hiểu rõ năng lực hiện tại của không quân Iran. Chỉ khi Su-35 đi vào biên chế, Iran mới có thể bắt đầu xây dựng lại thế răn đe chiến lược mà họ đã đánh mất từ ba thập kỷ trước.

PV (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Con gái út nhà Quyền Linh đáp trả khiến antifan "hướng nội đến cuối đời" (10/07)
-
Loại "dép độc" này có thể gây dậy thì sớm ở trẻ em nhưng nhiều bố mẹ vẫn mua cho con đi! (10/07)
-
Diva Hồng Nhung: "Đi qua biến cố, tôi thành người khác" (10/07)
-
Vụ mua bán, giam lỏng các cô gái trẻ để ép trở thành tiếp viên karaoke: Nạn nhân phải cho khách đụng chạm, bán dâm đắng lòng như thế nào? (10/07)
-
Ô tô trôi tự do trên đường, tài xế co cứng toàn thân trong xe, 30 giây cứu một mạng người (10/07)
-
Chu Thanh Huyền và Doãn Hải My từ lâu đã bị đồn 'bằng mặt không bằng lòng', nay lộ ảnh làm rõ nghi vấn (10/07)
-
Telegram bất ngờ "sống lại" ở Việt Nam (10/07)
-
Người đàn ông nhảy xuống sông cứu cô gái đuối nước, cả 2 đều tử vong (10/07)
-
Danh sách 8 tuyến metro vừa được Hà Nội thông qua, có 2 tuyến đi ra sân bay (10/07)
-
Bentley hé lộ xe điện siêu sang chỉ có 3 chỗ ngồi (10/07)
Bài đọc nhiều




