Thế giới

T-50 mạnh hơn F-22 vẫn khiến Nga bất an

Dù Nga khẳng định tiêm kích T-50 vượt trội F-22 về mọi mặt nhưng điều đó không khiến Nga yên tâm trước sự lớn mạnh của Không quân Mỹ.

Dù Nga khẳng định tiêm kích T-50 vượt trội F-22 về mọi mặt nhưng điều đó không khiến Nga yên tâm trước sự lớn mạnh của Không quân Mỹ.

Sự ra đời của T-50 được coi là tiêu chí phục hưng toàn diện của công nghiệp quân sự Nga. Nó có ý nghĩa mang tính quyết định phá vỡ vị thế độc quyền máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ, đối phó với lực lượng trên không do Mỹ chiếm ưu thế. Và để khẳng định sức mạnh của T-50, một cựu sĩ quan cao cấp Nga dấu tên của Nga cho biết:

"Т-50 không chỉ đơn thuần là máy bay chiến đấu thế hệ 5, nếu cái mác "thế hệ 5" được gắn cho chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Mỹ. Nếu F-22 là thế hệ 5 thì Т-50 đã là thế hệ 5+. Khoảng cách 10 năm giữa thiết kế 2 máy bay của Sukhoi và Lockheed Martin là một sự khác biệt lớn.

F-22 là một máy bay hoàn hảo, nhưng so với Т-50 mà Sukhoi đang phát triển thì nó đã lỗi thời. Chiến đấu cơ F-22 không được trang bị công nghệ mới như T-50", cựu sĩ quan Nga cho biết. Cựu sĩ quan Nga cũng nhận định, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 của Nga đáng gờm hơn và giá cạnh tranh hơn F-22 của Mỹ. Điều này đã được các chuyên gia quân sự, bao gồm các chuyên gia của Mỹ thừa nhận.

T-50 manh hon F-22 van khien Nga bat an

Tiêm kích T-50.

Mới đây Tổng giám đốc Tập đoàn chế tạo hàng không Liên Hợp của Nga - ông Mikhail Pogosyan lên tiếng khẳng định: "T-50 là tổng hòa của những công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga, đại biểu cho sự sáng tạo về công nghệ hàng không quân sự Nga.

Về tính năng tàng hình, công nghệ vật liệu thế hệ mới cùng với đầu óc sáng tạo của con người, đã giúp Không quân Nga bước lên một tầm cao mới về công nghệ hàng không.

Ông ông Mikhail Pogosyan khẳng định thêm sức mạnh của T-50 ở khả năng tàng hình: Đặc trưng radar và đặc trưng hồng ngoại nhìn thấy của T-50 thấp chưa từng có. Tính ra, tổng diện tích phản xạ radar của nó còn chưa tới 0,5m vuông, trong khi phản xạ radar của máy bay thế hệ trước như Su-30MKI là gần 20m vuông và của máy bay F-22 Mỹ là hơn 2m vuông!

Như vậy, diện tích phản xạ radar của T-50 chỉ bằng bằng 1/4 của F-22. Điều này có nghĩa là, với diện tích phản xạ radar siêu nhỏ cùng với tính năng cơ động cực cao, khả năng phát hiện, bám bắt và tấn công được T-50 của các loại radar thế hệ mới nhất là vô cùng khó.

Giống như máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ, tất cả vũ khí của T-50 sẽ được thu gọn vào 4 khoang vũ khí trong bụng máy bay, nâng cao một bước khả năng tàng hình vốn đã rất đáng nể của nó. Cự ly cất, hạ cánh của T-50 cũng được rút ngắn đáng kể, nó có thể chạy đà với đường băng chỉ khoảng 300m. Tất cả những điều này cho thấy, T-50 tốt hơn F-22 của Mỹ.

Khi so sánh về động cơ của T-50 với F-22 và F-35 của Mỹ, chuyên gia Nga có thể hơi quá lời khi cho rằng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ phải cần tới 3 động cơ mới đuổi kịp T-50 có 2 động cơ, theo đó động cơ F-119 của F-22 chỉ nhỉnh hơn động cơ 117S (AL-41F-1S) trên Su-35S một chút và còn kém xa động cơ Type-30 của T-50.

Theo Sergei Bogdan, viên phi công thử nghiệm T-50 cho biết, khi điều khiển loại máy bay này, phi công không cần kiểm soát việc cất cánh, thậm chí không kích hoạt chế độ bay tự động; máy bay sẽ không bao giờ bổ nhào xuống mà cứ duy trì bay theo đường ngang. Nếu có sự cố xảy ra với phi công trong lúc bay, T-50 có thể bay về căn cứ và thậm chí có thể tự hạ cánh xuống đó.

T-50 manh hon F-22 van khien Nga bat an

Tiêm kích F-22.

F-22 yếu thế

Nga không chỉ so sánh giữa T-50 với F-22 của Mỹ, chiến đấu cơ thế hệ 4++ Su-35 cũng là đối tượng được so sánh với F-22. Hồi cuối năm 2016, trong tuyên bố của mình, Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22".

Tuyên bố của Sukhoi có đoạn: "Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A".

Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu đang có trong trang bị của Không quân Nga. Cụ thể, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 Km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 Km/h.

Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 Km, còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80Km. Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng sự vượt trội của Su-35S ở khả năng cơ động linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, tính điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

Dù luôn đánh giá cao các chiến đấu cơ của mình, tuy nhiên trước sự lớn mạnh của nghành công nghiệp quốc phòng Mỹ, người Nga đã thực sự thấy lo lắng, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cho biết.

Lý do khiến người Nga cảm thấy lo lắng là trong khi chiến đấu thế hệ 5 của Nga T-50 còn đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm thì người Mỹ đã đưa F-22 và F-35 đã được đưa vào hoạt động.

Mặc dù hai loại máy bay này mới chỉ dừng lại ở hoạt động huấn luyện nhưng với việc biên chế này, Nga thực sự cảm thấy bất an. Và để bù đắp cho khoảng chống đó, Nga đã tiến hành nâng cấp Su-27 thành Su-35 - loại tiêm kích đa năng hiện có tốt nhất của Nga, DIA nhận định.

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)