Thế giới
01/06/2021 08:49Trung Quốc chuẩn bị kéo giàn khoan lớn nhất thế giới ra Biển Đông
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn thông báo từ Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hôm 29/5 cho biết, giàn khoan "Biển Sâu số 1" do công ty tự sản xuất đã hoàn tất các công đoạn lắp đặt thiết bị, và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 này.
Cũng theo CNOOC, "Biển Sâu Số 1" là giàn khoan đầu tiên trên thế giới nặng tới hơn 100.000 tấn và sẽ được kéo ra khu vực khí Lăng Thủy ngoài khơi đảo Hải Nam trong nửa đầu tháng 6. Giàn khoan này bắt đầu công đoạn khai thác trong cùng tháng. Ước tính mỗi năm, giàn khoan "Biển Sâu số 1" có thể khai thác 3 tỉ mét khối khí tự nhiên.

Khu vực Lăng Thủy gồm các lô dầu khí Lăng Thủy 17-2, Lăng Thủy 25-1, Lăng Thủy 18-1 và Lăng Thủy 18-2, nằm cách đảo Hải Nam khoảng 150km. Từ tháng 6/2020, CNOOC đã tiến hành khoan giếng khai thác đầu tiên trong tổng số 11 giếng cần khoan tại lô Lăng Thủy 17-2. Công ty này ước tính, sau khi đi vào hoạt động, lô Lăng Thủy 17-2 sẽ cung cấp 1/4 khí đốt hàng năm cho vùng Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macau, và sẽ trở thành một trung tâm năng lượng mới ở khu vực Biển Đông.
Trung Quốc đã liên tục triển khai nhiều giàn khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Không ít lần các giàn khoan và tàu khảo sát địa chất đã được nước này sử dụng như công cụ thúc đẩy những yêu sách hàng hải phi pháp trong khu vực.
CNOOC cũng đồng thời là chủ sở hữu giàn khoan HD-981 từng xâm phạm vùng biển Việt Nam năm 2014. So sánh về kích thước, giàn "Biển sâu số 1" lớn gấp 3 lần giàn HD-981 (chỉ nặng 30.000 tấn). Điều này cho thấy công ty đã không ngừng phát triển các giàn khoan, thiết bị mới của mình sau sự kiện năm 2014.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, CNOOC và các tập đoàn dầu khí, công ty thăm dò địa chất của Trung Quốc từng bị Mỹ đặt vào tầm ngắm vì hỗ trợ những yêu sách phi pháp của Bắc Kinh trên vùng Biển Đông. Chính phủ Mỹ khi đó nhấn mạnh, nhiều phương tiện và giàn khoan thuộc sở hữu CNOOC đã được sử dụng như công cụ "quấy rối" và "đe dọa" các nước trong khu vực.
Ngày 14/1/2021, chỉ 6 ngày trước khi rời nhiệm sở, Bộ Thương mại Mỹ thuộc chính quyền Tổng thống Trump đã quyết định áp lệnh trừng phạt lên CNOOC, cáo buộc công ty này "nhiều lần quấy rối và đe dọa hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí" của các nước khác ở Biển Đông.
Theo Việt Anh (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Nhóm thanh niên hẹn nhau ra cửa khẩu để giải quyết mâu thuẫn (18/07)
-
Trước 1 tuần chính thức ra rạp Việt, 'Conan 28' đã bỏ túi 12 tỷ (18/07)
-
Trung ương xem xét bổ sung quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới (18/07)
-
Vì sao không lộ CCCD, không tải app lạ, không ấn link lạ nhưng tài khoản ngân hàng vẫn bị hack sạch tiền bởi lừa đảo? (18/07)
-
Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý (18/07)
-
Ông Kim Sang-sik giỏi gì nhất? (18/07)
-
6 loại cây nhỏ xinh nên đặt ở bàn làm việc: Vừa đẹp vừa như “thuốc an thần”, giảm căng thẳng (18/07)
-
Xót xa cảnh Katy Perry kìm nén, cố không khóc giữa lúc chia tay Orlando Bloom (18/07)
-
iPhone 17 Pro Max sẽ được trang bị công nghệ màn hình cao cấp mới (18/07)
-
Nhà Trắng giải thích về các vết bầm tím thường thấy trên tay ông Trump (18/07)
Bài đọc nhiều




