Thế giới
02/08/2016 14:00Trung Quốc khoe tên lửa diệt vệ tinh đối phó lá chắn của Mỹ
“Hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ cải thiện khả năng tự bảo vệ của Trung Quốc và không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, cũng không ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược quốc tế”, ông Dương nói. Ông cho biết thêm, Trung Quốc đang xem xét các biện pháp không xác định để duy trì cân bằng chiến lược trong khu vực.
Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng tải các bức ảnh chụp lại quá trình phóng thử nghiệm tên lửa chống vệ tinh trong năm 2010 và 2013. Nó cũng trùng hợp với thời điểm căng thẳng gia tăng khi Hàn Quốc cho phép Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở bán đảo Triều Tiên.
Defence Update nhận định, đây có thể là thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh núp bóng phòng thủ tên lửa.
Tên lửa mang phương tiện đánh chặn mới được gọi là SC-19. Tên lửa này và các phiên bản của nó đã được sử dụng thành công trong một số thử nghiệm phòng thủ tên lửa và đánh chặn ngoài khí quyển trong giai đoạn 2003-2015.
![]() |
Tên lửa chống vệ tinh SC-19 mà truyền hình Trung Quốc vừa công bố hồi đầu tuần trước. Ảnh: JS7tv.cn |
Bên cạnh phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa trong nước, Bắc Kinh cũng đang theo đuổi việc phát triển các phương tiện có khả năng tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa vệ tinh đối phương.
Hai chương trình này có khả năng chia sẻ một số tính năng cho phép Trung Quốc mô tả các thử nghiệm chống vệ tinh là phòng thủ tên lửa, qua đó tránh được sự lên án của cộng đồng quốc tế về các thí nghiệm quân sự bên ngoài không gian.
Gần đây, truyền hình nhà nước Trung Quốc đã phát hành video mô tả một thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh được thực hiện vào năm 2015. Đây là lần thử nghiệm thứ 8 liên quan đến tên lửa chống vệ tinh Dong Neng 3.
Năm 2013, Bắc Kinh đã tiến hành thử nghiệm phương tiện đánh chặn Dong Neng 2 có khả năng tiêu diệt vệ tinh ở quỹ đạo địa tĩnh với độ cao tới 30.000 km. Quỹ đạo địa tĩnh là nơi Mỹ triển khai hoạt động các vệ tinh điều hướng và định vị.
Báo cáo gửi đến Quốc hội Mỹ của Ủy ban An ninh Kinh tế Mỹ - Trung năm 2015 mô tả, thử nghiệm "thể hiện một tầm cao mới trong khả năng chống vệ tinh" có thể được triển khai trước năm 2020.
Bên cạnh phát triển tên lửa chống vệ tinh, trong tháng 6, Trung Quốc đã phóng tên lửa đẩy mang theo robot có tên Aolong-1 để làm sạch rác trong không gian. Aolong-1 được trang bị cánh tay robot có thể bắt các mảnh vỡ vệ tinh hay các vật dụng khác và đẩy chúng rơi xuống trái đất ở vị trí an toàn.
Các nhà khoa học tại Viện 502, thuộc Tổng công ty Khoa học và Công nghệ Không gian Trung Quốc nói trong năm 2015 rằng, Trung Quốc sẽ phóng vào không gian một robot đa nhiệm vào năm 2020 có thể làm nhiệm vụ duy trì, tiếp nhiên liệu và sửa chữa các vệ tinh trong quỹ đạo.
Giới phân tích lo ngại rằng, robot Aolong-1 có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Aolong-1 với cánh tay robot có thể phá hỏng các vệ tinh đối phương, làm gián đoạn thông tin liên lạc, dẫn đường cho máy bay và vũ khí công nghệ cao.
Theo Quốc Việt (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
-
Hưng Yên: Cháy lớn ở di tích quốc gia chùa Báo Quốc (18/07)
-
Thêm 1 "Anna lừa đảo" gây chấn động: Giả làm hôn thê của người nổi tiếng, lừa 50 nạn nhân với số tiền hàng trăm tỷ đồng, chiêu bài cực tinh vi (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
-
Bắt nữ quái 9X tung chiêu lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng một năm (18/07)
-
Cơ trưởng đã ngắt nhiên liệu động cơ trước khi máy bay hãng Air India gặp nạn (18/07)
Bài đọc nhiều




