Thế giới

"Xe tăng bay” Mi-24 Việt Nam được chế tạo thế nào?

Trong nhà máy sản xuất trực thăng Rostov của Nga, ngoài dòng Mi-28, nhà máy cũng vẫn đang duy trì sản xuất trực thăng tấn công Mi-24 và trực thăng siêu tải Mi-26.

Trong nhà máy sản xuất trực thăng Rostov của Nga, ngoài dòng Mi-28, nhà máy cũng vẫn đang duy trì sản xuất trực thăng tấn công Mi-24 và trực thăng siêu tải Mi-26.
Trực thăng tấn công Mi-24 có nhiều phiên bản được phát triển từ giữa những năm 1970 đến tận hôm nay. Mi-24 bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô Viết từ năm 1976. Sau này nó được xuất khẩu tới hơn 30 nước khác (trong đó có Việt Nam).
 
 
Theo Wikipedia, trực thăng tấn công Mi-24 chủ yếu được phát triển từ thiết kế của trực thăng Mi-8. Nó có 2 động cơ tuốc bin trục đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt chính gồm 5 cánh và cánh quạt đuôi với 3 cánh.
 
 
Đặc điểm khung sườn của nó lại được lấy từ loại Mi-14. Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân. Mỗi cánh có 3 mấu. Các vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ là hỗ trợ trên không, chống xe tăng hay chiến đấu trên không. Ảnh: Hàng loạt khung thân Mi-24 đang được chế tạo tại Rostov.
 
 
Thân máy bay được bọc loại thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm của đạn 12,7mm. Buồng lái máy bay được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học
 
 
Khác với nhiều máy bay trực thăng, Mi-24 sử dụng bộ bánh có thể thu vào được. Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Mi-24 có khả năng tấn công mạnh lại vừa có thể chở quân và trong tính năng này, nó không có đối thủ nào từ phía NATO.
 
 
Trực thăng Mi-24 có chiều dài 17,5m, cao 6,5m sức chứa 8 lính hoặc 1400 kg hàng hóa. Trọng lượng cất cánh tối đa của nó là 12000 kg.
 
 
Nó có hai động cơ Isotov TV3-117 kiểu tuốc bin với công suất 1600 kw mỗi chiếc giúp nó đạt vận tốc bay cực đại là 335 km/h. Tầm bay của nó là 450 km và trần bay tối đa 4500m.
 
 
Vũ khí gắn trong của nó gồm súng 12,7mm được trang bị cho hầu hết các biến thể với cơ số đạn tối đa 1470 viên. Bên cạnh đó là pháo GSh-30K nòng kép cố định với cơ số đạn 750 viên cho loại Mi-24P hoặc pháo GSh-23L cho Mi-24VP và Mi-24VM với cơ số đạn 450 viên.
 
 
Các mấu treo vũ khí ở ngoài có thể mang được tối đa 1,5 tấn. Giá treo trong mang được ít nhất 500 kg, giá treo ngoài ít nhất 250 kg riêng giá treo đầu cánh chỉ có thể mang tổ hợp 9M17 Phalanga hoặc 9K114 Shturm.
 
 
Nó có thể mang các loại bom như ZAB, FAB, RBK, ODAB... Ảnh: Cận cảnh hai động cơ của trực thăng.
 
 
Nhà máy Rostov cũng là nơi chế tạo các trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26.
 
 
Theo Wikipedia, đây là chiếc trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được sử dụng.
 
 
Mi-26 được thiết kế sử dụng cả trong quân sự và dân sự với dự định tạo cho nó khả năng nâng lớn hơn bất kỳ chiếc trực thăng nào từng có trước đó. Nó cất cánh lần đầu tiên ngày 14/12/1977 và bắt đầu phục vụ năm 1983.
 
 

Loại trực thăng này dài 40m, cao 8,145m, sử dụng 2 động cơ Lotarev D-136 kiểu tuốc bin trục với công suất 8500 kw mỗi chiếc giúp nó chở được tối đa đến 20 tấn hàng hoặc 90 lính hoặc 60 cáng tải thương.

 
 
Mi-26 có vận tốc cực đại 295 km/h với tầm bay 1920 km và trần bay 4600m.
Theo Nam Khánh (Kienthuc.net.vn)