Thể thao
29/04/2025 11:23Tuyển Trung Quốc bị FIFA nêu tên với thống kê kém nhất thế giới
Một điều đáng báo động hơn với bóng đá Trung Quốc là tỷ lệ thi đấu của các cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển chỉ đạt 58%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 82% của các cầu thủ quốc tế tại giải trong nước. Có nghĩa gần như mọi cầu thủ ngoại đều được sử dụng tại CLB nhưng những cái tên mang dòng máu ngoại lại hiếm khi có chỗ chính thức ở ĐTQG.
Đây là điều khá ngạc nhiên vì ở các ĐTQG, đặc biệt là những đội trung bình khá, cầu thủ nhập tịch luôn là “xương sống” của đội tuyển. Vì thông thường, trình độ các cầu thủ này phải vượt trội dàn tuyển thủ trong nước thì mới được nhập tịch. Điều đó không tồn tại ở đội tuyển xứ tỷ dân.
Nó phản ánh một sự thật, rằng bóng đá Trung Quốc đang lãng phí nguồn lực nhập tịch. 5 năm qua, NHM có thể điểm mặt những cái tên được “nhập khẩu” từ những nền bóng đá mạnh không cống hiến được nhiều cho đội tuyển này.

Đầu tiên là Fernando. Guangzhou Evergrande đã trả cho người đại diện của mình 86 triệu tệ vào năm 2019 (300 tỷ đồng) để tiến hành vụ nhập tịch tiền đạo Brazil này. Nhưng ở ĐTQG, anh chỉ ghi vẻn vẹn 2 bàn trong 2 năm. Tổng cộng 3 năm khoác áo Guangzhou Evergrande, chỉ ra sân 22 lần trước khi bị chấm dứt hợp đồng.
Elkeson là ví dụ tương tự. Được đánh giá rất cao với tư cách là vua phá lưới giải VĐQG Trung Quốc. Tuy nhiên trong 3 năm khoác áo tuyển, anh chỉ ghi 4 bàn trước khi giải nghệ ở tuổi 35 vì không đội bóng nào mời chào.
Goulart có lẽ là trường hợp đáng quên nhất. Tiền vệ người Brazil đã tốn tổng cộng 800 triệu tệ chi phí nhập tịch, tương đương 2.800 tỷ đồng (bao gồm lót tay, tiền thuế, tiền trả cho đại diện). Trớ trêu là cuối cùng, FIFA xác định anh không đủ điều kiện để chơi cho đội tuyển Trung Quốc. Goulart sau đó quay về Brazil chơi bóng và có tin anh đã trả quốc tịch.
Jiang Guangtai là trường hợp thành công hiếm hoi. Từng thi đấu tại Ngoại hạng Anh cho Everton, Jiang Guangtai đương nhiên có đủ trình độ để khoác áo Trung Quốc. Tuy nhiên sau vài năm đầu thi đấu tốt, trung vệ này đang sa sút thậm tệ. Lúc này, anh gần như chỉ lên tuyển để “lấp đầy vị trí", trích lời Sohu.
Mục đích của việc nhập tịch ban đầu là để bù đắp những thiếu sót của cầu thủ trong nước, nhưng thực chất với bóng đá Trung Quốc, nó lại là tình trạng “tốn tiền mua vấn đề”. Có thể nói, sự chờ đợi nguồn lực đến từ dàn lính đánh thuê ở tuyển Trung Quốc đã thất bại và nó góp một phần nguyên nhân khiến họ chưa bao giờ thành công trong gần 1 thập kỷ qua.
Theo Đặng Lai (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Diễn viên Bình An kết thúc vai diễn "bí ẩn" trong "Dịu dàng màu nắng" (16/07)
-
Lời khai của nam công nhân sát hại dã man chủ quán cà phê ở Tây Ninh (16/07)
-
Đi khám bệnh trở về, cháu bé 5 tuổi bị cuốn vào gầm xe tải tử vong tại chỗ (16/07)
-
Minh Vương gia nhập Bình Phước, tái hợp Công Phượng và Xuân Trường (16/07)
-
Công an TP HCM thông tin chính thức vụ "bắn tốc độ" (16/07)
-
Một tính năng hoàn toàn mới trên VNeID vừa được Bộ Công an triển khai, người dân cần biết kẻo mất quyền lợi (16/07)
-
Vụ cô gái ôm con nhỏ bị đánh tới tấp: Bất ngờ lời khai của "Trung cá chép" (16/07)
-
Nữ sinh mồ côi cha bật khóc khi trở thành thủ khoa khối C00: "Thật tiếc khi bố không thể chứng kiến thành công này của em" (16/07)
-
Đà Nẵng: Xôn xao nghi vấn phát hiện dòi lúc nhúc trong hamburger mua tại cửa hàng bánh mì (16/07)
-
Nữ sinh tử vong ở trường học tại Thái Lan: Mẹ đọc tin nhắn cuối trong điện thoại rồi ngã quỵ (16/07)
Bài đọc nhiều



