Thể thao
30/11/2018 08:18VFF sẵn sàng xem xét tính khả thi của việc bán vé qua trung gian
Chuẩn bị cho trận bán kết lượt về giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines vào ngày 2/12, VFF đã bán khoảng 20.000 vé thông qua hình thức online. Ở lần bán vé này, VFF sử dụng cách thức vận hành hợp tác giữa 3 bên là VFF, đơn vị vận hành hệ thống và đơn vị phụ trách chuyển phát vé.
Trong những ngày qua, không ít người phàn ánh về lỗi nghẽn mạng trong quá trình đặt mua vé và cho rằng cần cải thiện chất lượng kỹ thuật để không còn tình trạng người dùng gặp sự cố khi sử dụng hệ thống.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh, không có chuyện mạng bị sập vì số lượng người truy cập bị quá tải, bởi ban tổ chức đã thực hiện việc tiết chế số lượng thực hiện giao dịch trong cùng một thời điểm ở mức 500 lượt.
"Nếu không có sự can thiệp về mặt kỹ thuật, chỉ trong 2 phút toàn bộ số vé sẽ có chủ. Chúng tôi làm vậy để 'xếp chỗ' cho những người vì lý do nào đó không thể đặt vé ở thời điểm ban đầu. Còn khán giả muốn mua hết vé hết trong vòng một phút thôi thì cũng có thể làm được", ông Hoài Anh chia sẻ với Zing.vn.
Đây là lần thứ 3 VFF tổ chức bán vé online. Lần đầu tiên diễn ra vào tháng 11 năm ngoái (Việt Nam tiếp Afghanistan tại vòng loại Asian Cup 2019) khi số vé phát hành chỉ vào khoảng vài trăm. Ở trận đấu vòng bảng AFF Cup 2018 gặp đội tuyển Malaysia, VFF bán 3.700 vé thông qua hệ thống trực tuyến.
Đến lần này, khi số lượng lên tới 20.000 vé được bán online và không còn hình thức bán truyền thống, hệ thống đặt mua khiến nhiều người dùng rơi vào cảnh bực tức vì gặp khó khăn.
Nhiều ý kiến cho rằng nên hợp tác với một đơn vị bán hàng trung gian nhằm chia nguồn lực, giảm tải khối lượng công việc cho VFF, tối ưu hóa phương thức bán vé.
Trước quan điểm này, ông Lê Hoài Anh chia sẻ: "Liên đoàn sẽ xem xét mọi phương án có thể trong thời gian tới. Nếu đơn vị trung gian nào có những phương án mua bán tốt hơn, VFF sẵn sàng nghiên cứu tính khả thi để phối hợp cùng".
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thực tế việc "giao khoán" cho bên thứ 3 đảm trách việc bán vé cũng đồng nghĩa rằng VFF khó có thể kiểm soát chặt chẽ “đường đi lối về” của các giao dịch. Điều này đồng nghĩa với vấn nạn phe vé vốn đang nóng bỏng có thêm nguy cơ hoành hành.

Trước khi chuyển sang kênh bán vé online, nhiều người đã lên tiếng phàn nàn về việc đến sân mua vé theo cách truyền thống gây ra nhiều hình ảnh tiêu cực, không đẹp mắt. Tuy nhiên, đến khi VFF quyết định phân phối vé với số lượng lớn trên hệ thống trực tuyến cũng vẫn vấp phải phản ứng dữ dội của dư luận.
"Theo quan điểm của tôi, bán vé online là cách làm thông minh, đi theo xu hướng chung của thế giới. Những hình thức bán vé trước đây nhận nhiều phản ứng tiêu cực. Nhưng phương thức mới này cũng vậy. Cách nào cũng không được thì chúng tôi không biết làm sao", ông Hoài Anh cho biết.
Theo Đỗ Hải - Bích Hiền (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm (18/07)
-
Tin buồn: Đại sứ Nguyễn Thị Nguyệt Nga từ trần (18/07)
-
Nữ sinh Hà Nội trúng tuyển cả 2 đại học top đầu Trung Quốc (18/07)
-
Chủ người Hàn mở tiệm photobooth lên tiếng khi hàng loạt cửa hàng đánh 1 sao oan uổng (18/07)
-
Tôi đọc lén tin nhắn của chồng và chết lặng khi thấy anh hỏi bạn: "Như thế có bình thường không?" (18/07)
-
Netizen sốc khi Soobin đạt 15 triệu followers trên Instagram, vượt cả Jang Won Young lẫn Sơn Tùng (18/07)
-
"Đừng đem đồ cũ của con mình tặng người khác nữa": Khi lòng tốt trở thành sự coi thường, phụ huynh EQ thấp chú ý! (18/07)
-
Đu dây xuống vực sâu 70 m giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin xe container (18/07)
-
Lộ danh tính người thứ ba ở sự cố kiss-cam “gây bão” của CEO Astronomer: Mối quan hệ khiến ai cũng giật mình (18/07)
-
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang âm thầm đi trước 80% người cùng tuổi về cách dùng tiền (18/07)
Bài đọc nhiều




