Video
06/12/2016 15:00Trái Đất thay đổi nhanh chóng qua ảnh vệ tinh của NASA
Khi so sánh các bức ảnh chụp lại bề mặt Trái Đất của NASA, có thể dễ dàng nhận thấy con người đã thay đổi diện mạo của thế giới một cách đáng kinh ngạc theo năm tháng.
Khi so sánh các bức ảnh chụp lại bề mặt Trái Đất của NASA, có thể dễ dàng nhận thấy con người đã thay đổi diện mạo của thế giới một cách đáng kinh ngạc theo năm tháng.
Sông băng Pedersen, Alaska, hè 1917 và hè 2005 (88 năm sau). Các sông băng ở Vườn Quốc gia Kenai Fjords, gần Seward, Alaska, Mỹ, đã suy giảm nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu. Từ các cao nguyên, băng đá tan chảy xuống các hồ nước khiến chúng ngày càng mở rộng. |
![]() |
Biển Aral, Trung Á, tháng 8/2000 và tháng 8/2014. Biển Aral từng là hồ nước lớn thứ 4 trên thế giới. Các công trình thủy lợi được xây dựng ở đây đã giúp trồng trọt phát triển nhưng lại tàn phá biển Aral. Hồ nước mặn này không ngừng co hẹp và bốc hơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của khu vực. |
![]() |
Hồ Oroville, California, tháng 7/2010 và tháng 8/2016. Hồ Oroville được tạo thành bởi đập Oroville ngăn sông Feather, phía bắc California, Mỹ. Hồ chứa nước này đã bị cạn khô trong năm ngoái, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cấp nước của khu vực. |
![]() |
Hồ Powell, bang Arizona và Utah, Mỹ, tháng 3/1999 và tháng 5/2014. Hồ Powell nằm ở ranh giới giữa Arizona và Utah, tạo thành sau khi đập Glen Canyon được xây dựng dọc sông Colorado. Con đập được xây dựng đã khiến các hẻm núi, suối nước và môi trường sống của động vật hoang dã bị dòng nước nuốt chửng. Ngày nay, nơi đây trở thành địa điểm giải trí nhưng mực nước xuống thấp cũng gây tổn hại tới du lịch. |
![]() |
Sông băng Bear, Alaska, Mỹ, tháng 7/1909 và tháng 8/2005 (96 năm sau). Giống như sông băng Pedersen, sông băng Bear ở vùng băng đá Harding, Vườn Quốc gia Kenai Fjords, đã tan chảy xuống phía dưới. Trong vài thập kỷ qua, sông băng Bear đã bị bào mòn khoảng 0,75 m mỗi năm. |
![]() |
Quần thể rừng ở Rondonia, Brazil, tháng 6/1975 và tháng 8/2009 (34 năm sau). Sự biến đổi các cánh rừng nhiệt đới thành đồng cỏ, đất canh tác đang diễn ra nhanh chóng khiến chúng ngày càng trở nên cằn cỗi. |
![]() |
Đỉnh Matterhorn ở dãy Alps, nằm giữa biên giới Thụy Sĩ và Italy, tháng 8/1960 và tháng 8/2005 (45 năm sau). Đỉnh núi cao và nổi tiếng hàng đầu ở châu Âu này đang bị sụt giảm do biến đổi khí hậu. |
![]() |
Rừng Mabira, Uganda, tháng 11/2001 và tháng 1/2006. Diện tích rừng ở Uganda đang bị mất dần do phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học và cuộc sống của người dân địa phương. |
![]() |
Sông Nhân tạo, Libya, tháng 4/1987 và tháng 4/2010. Đây là một trong những dự án phát triển dân sự lớn nhất mà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã tiến hành. Mục đích của dự án là cung cấp nước sạch cho mọi người, biến sa mạc trở nên xanh tươi và giúp Libya có thể tự cấp về thực phẩm. Công trình kĩ thuật vĩ đại này bao gồm mạng lưới đường ống ngầm dẫn nước ngọt từ các tầng chứa nước nằm sâu dưới sa mạc tới các thành phố của Libya. |
![]() |
Sông băng Qori Kalis, Peru, tháng 7/1978 và tháng 7/2011 (33 năm sau). Những sông băng được tạo thành do tuyết rơi nén thành các khối băng trong nhiều thế kỷ có thể bị tan chảy chỉ trong vài chục năm, do chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi khí hậu của khu vực và toàn cầu. |
![]() |
Hồ Mar Chiquita, Argentina, tháng 7/1998 và tháng 9/2011. Hồ nước muối tự nhiên lớn nhất Nam Mỹ này bị thu nhỏ lại do hoạt động thủy lợi và hạn hán. |
![]() |
Quần thể rừng ở Uruguay, tháng 3/1945 và tháng 2/2009 (34 năm sau). Uruguay đã mở rộng diện tích rừng từ 45.000 ha lên 900.000 ha. Tuy nhiên, điều này đã gây suy giảm đa dạng sinh học của khu vực rừng. |
Theo Tuyết Mai (Zing.vn)
Tin cùng chuyên mục

Cận cảnh "pháo xa sương mù" hoạt động trên các tuyến phố Hà Nội
(18/07)

Phi công "bật mí" điều đặc biệt trong đội hình bay diễu binh mừng Quốc khánh 2/9
(18/07)

Loạt dự án bãi xe ở Hà Nội quây tôn, "bất động" nhiều năm
(18/07)

Phóng nhanh dưới thời tiết xấu, xế hộp gặp "quả đắng" vì đường trơn
(18/07)

Vỉa hè Hà Nội tiếp tục bị lấn chiếm dù đang ra quân xử lý
(18/07)

CSGT Hà Nội hóa trang "theo dấu" tài xế rời quán nhậu, 30 phút xử lý 10 "ma men"
(18/07)

Cả cao tốc "náo loạn" khi thấy cậu bé đạp xe đồ chơi thong dong trên đường
(17/07)

Clip xe tải cán qua người phụ nữ đi xe đạp điện giữa giao lộ ở TPHCM
(17/07)
Tin mới nhất
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
Bài đọc nhiều

Phòng gym làm ăn thua lỗ, ông chủ giả vờ tổ chức du lịch rồi lừa bán hơn 30 nhân viên sang Myanmar

CSGT Hà Nội hóa trang "theo dấu" tài xế rời quán nhậu, 30 phút xử lý 10 "ma men"

Dự kiến đến 18/12, CSGT Hà Nội sẽ không ra đường: Hàng triệu tài xế cần cài ngay ứng dụng này

Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn

Chấn động MXH: CEO công ty tỷ đô ngoại tình với nhân viên, bị bắt quả tang ngay tại concert Coldplay!