Xã hội
13/06/2025 21:30Bộ Công an: Nghiên cứu bỏ hẳn án tử hình trong các lần sửa luật sau
Ngày 13-6, Cục Truyền thông Công an nhân dân (X04, Bộ Công an) đã tổ chức Tọa đàm truyền thông các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

Theo Bộ Công an, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh, gồm: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; gián điệp; phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; vận chuyển trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; nhận hối lộ và phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược.
Bộ Công an thông tin việc đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 8 tội danh căn cứ theo Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó, có nội dung "thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về thu hẹp hình phạt tử hình".
Tại buổi Toạ đàm, Đại tá Nguyễn Văn Thịnh (trưởng phòng 2, Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp - Bộ Công an), cho biết lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất bỏ 8/18 tội danh có mức hình phạt cao nhất là tử hình. "Trải qua một quá trình sửa đổi, xây dựng luật Hình sự, chúng ta có xu hướng chung là thu hẹp hình phạt tử hình. Trong các lần sửa đổi tiếp theo, chúng ta tiếp tục nghiên cứu, tiến tới xoá bỏ án tử hình, khi tình hình đất nước cho phép"- Đại tá Thịnh nêu rõ.
Theo Bộ Công an, hiện thế giới còn 55 quốc gia duy trì hình phạt tử hình và thi hành án tử hình, trong đó có Việt Nam. Khi có thông tin Bộ Công an đề xuất giảm 8 tội danh có quy định về hình phạt tử hình, nhiều đại sứ quán các nước đã đề nghị làm việc với Bộ Công an để có thông tin chính thức về vấn đề này và đánh giá, cho rằng nếu các đề xuất này được thực thi, sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia này sâu rộng và bền chặt hơn.

Cùng quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long (đoàn Đồng Nai) cho rằng các lần sửa đổi Bộ luật Hình sự luôn nhận được nhiều ý kiến trái chiều, kèm theo e ngại của người dân, cử tri, đại biểu về việc bỏ án tử hình. Tuy nhiên, luật hình sự không chỉ để răn đe mà còn phải dùng để ngăn ngừa tội phạm từ xa.
"Không còn hình phạt tử hình không có nghĩa là hết công cụ để xử lý. Bởi quan trọng nhất là phải ngăn ngừa hành vi nên răn đe là yếu tố quan trọng nhất, chứ không phải để tội phạm hoàn thành rồi mới tuyên tử hình" - ông Long nói.
Theo Nguyễn Hưởng (nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
HOT: BLACKPINK trình diễn ca khúc mới, hàng triệu fan vỡ oà! (05/07)
-
Triệu tập đối tượng cầm vật nghi là súng đe dọa tài xế xe tải sau va chạm giao thông (05/07)
-
Clip: Công an Hà Nội khám xét nhà "bà trùm" Hạnh "Sự" - đàn em khét tiếng một thời của Năm Cam (05/07)
-
Tú bà tra tấn nữ nhân viên vị thành niên đến chết rồi mang thi thể đi 500 km phi tang (05/07)
-
Bão số 2 giật cấp 12 di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc (05/07)
-
Lũ lụt tại Texas: Ít nhất 25 người chết, hơn 20 người mất tích (05/07)
-
Đồ vật cấm kỵ đặt đầu giường khi ngủ nếu không muốn rước họa vào thân (05/07)
-
Quán game nơi 2 thiếu niên bị đánh dã man vẫn hoạt động bình thường, hàng xóm kể thêm nhiều chi tiết (05/07)
-
Người đăng clip 'run sợ khi đến Nha Trang' bị phạt 5 triệu đồng (05/07)
-
Có đến hơn 1 tỷ thiết bị Windows hoạt động toàn cầu, nhưng vì sao đây lại là tin xấu với Microsoft (05/07)
Bài đọc nhiều




