Xã hội
14/01/2015 11:32Chợ mua bán đồ "chôm" ở Sài Gòn
Tại các tuyến đường như Hùng Vương (quận 5), Trần Quang Khải, Phó Đức Chính (quận 1), Quốc lộ 50... đang tồn tại những phiên chợ đồ ăn cắp bày bán la liệt những loại hàng hóa nguồn gốc bất chính. Các tay mua bán tại chợ này là đầu mối tiêu thụ những món hàng được bọn trộm cắp, cướp giật mang về.
![]() |
Hoạt động mua, bán đều công khai |
Hoành tráng không kém đường Hùng Vương là chợ đồ cũ ở đường Phó Đức Chính. Khoảng 2 giờ chiều, chợ bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều thành phần đến mua và bán đồ tại đây, hầu hết là người lao động nghèo đến tìm hàng hiệu giá rẻ. Anh H., một người thường xuyên mua hàng tại đây cho biết: “Nếu biết nhìn hàng bằng cách nhanh tay, lẹ mắt, rất dễ tìm thấy hàng hiệu trong đống hỗn độn này”. Nói rồi, anh H. chìa tay khoe chúng tôi một cặp kính mát hiệu Rayban màu vàng còn khá mới anh vừa mua được với giá chỉ 500 ngàn đồng.
![]() |
Cảnh mua bán ì xèo ở chợ đồ "chôm" |
Từ khoảng 8 giờ sáng đến hơn 6 giờ chiều, các phiên chợ tấp nập người mua, kẻ bán. Những ngày cuối tuần, chợ ở khu vực Lý Thường Kiệt hay Hùng Vương nhộn nhịp hẳn, đôi khi làm kẹt cả một đoạn đường. Những cuộc giao dịch diễn ra chóng vánh, người bán chỉ cần chìa hàng ra, “chủ cửa hàng” xem qua một lượt rồi nhanh chóng định giá. Giao dịch sang tay nhanh đến mức chóng mặt, tiền tươi được chồng ra rồi đường ai nấy đi.
![]() |
Hàng hóa được bày bán tràn lan trên lề đường |
Dạo một vòng quanh khu vực này, chúng tôi ngỏ ý tìm mua 1 cái máy tính bảng hiệu iPad “còn sống” với giá mềm. T.H ngay lập tức lôi ra 1 chiếc: “Cái này có thằng thua đá gà túng tiền nhờ anh bán, giá 2,5 triệu đồng thôi vì bị bể màn hình nhưng mọi chức năng đều xài ngon lành”. T.H cho biết sẵn sàng bao thay màn hình vì có mối làm bên cửa hàng điện tử. Chần chừ một hồi lâu, T.H tỉ tê: “Thật ra con này anh mới thu của một thằng “nhảy” hàng tối hôm qua, nó bị rượt quá nên làm rớt, bể màn hình chứ không phải đồ tào lao người ta bỏ đâu. Giờ chắc giá, bao chú thay luôn màn hình là 2 triệu, iPad 4 mà có wifi với 3G giá này là quá ngon rồi. Không mua mai anh bảo đảm với chú không còn đâu”.
Với những loại hàng có giá trị lớn hơn, đầu nậu không dại gì trưng ra bán. Khi khách có nhu cầu, chỉ cần một cú điện thoại, những chiếc laptop - điện thoại xịn sẽ được đem tới ngay lập tức từ kho hàng. Trừ khi là hàng hóa mới “sang tay”, còn lại, tất cả đều được tân trang lại trước khi bán, khó biết được chất lượng. Để có được nguồn hàng này, ngoài việc phải bỏ vốn đầu tư, đầu nậu còn là dân anh chị có tiếng nói, được giới trộm cắp tin tưởng giao hàng, không sợ bị phản.
Tin cùng chuyên mục








-
Cú hích lớn cho thị trường xe máy điện (20/07)
-
Thí sinh lo bất công giữa điểm các tổ hợp xét tuyển, Bộ GD-ĐT nói gì? (20/07)
-
Hành trình triệt xóa băng nhóm xã hội đen núp bóng doanh nhân do "Ý ẻng" cầm đầu (20/07)
-
Vụ lật tàu trên Vịnh Hạ Long: Thuyền viên duy nhất sống sót kể lại phút sinh tử (20/07)
-
Hugo Ekitike tiến gần Liverpool với giá chuyển nhượng kỷ lục (20/07)
-
Văn Mai Hương hoãn phát hành MV, Han Sara quyên góp vì bão Wipha (20/07)
-
Người phụ nữ 39 tuổi chỉ nặng 25kg, gầy trơ xương vì giảm cân quá đà (20/07)
-
Khẩn trương tìm kiếm nạn nhân, đẩy nhanh điều tra vụ chìm tàu du lịch trên vịnh Hạ Long (20/07)
-
Barcelona "giải cứu" Marcus Rashford, Man United thoát gánh nợ lương sao bị hắt hủi (20/07)
-
Petrolimex có Tổng giám đốc mới (20/07)
Bài đọc nhiều




