Xã hội
13/08/2020 16:07Chuyên gia nói gì về hai ca Covid-19 chưa phát hiện nguồn lây ở Hà Nội
Chiều 12/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội họp, có mời chuyên gia Trần Đắc Phu đến góp ý về công tác phòng, chống dịch của Hà Nội.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Phu đánh giá rất cao các phương pháp phòng chống dịch của thủ đô.
Theo ông Phu, đến nay, trên thế giới có nhiều kinh nghiệm đúc kết về việc chống dịch: "Từ những điều đó, nếu thấy cái gì làm tốt thì cần tiếp tục phát huy, những gì chưa thật chuẩn thì cần khắc phục".
Ông Phu nói, tình hình trên thế giới cho thấy, không thể giữ "sạch" được mãi. Như New Zealand, trải qua hơn trăm ngày không có dịch đã bị mắc lại. Hongkong, Singapore cũng đều bị lại. "Nói thế để thấy cuộc chiến này còn lâu dài, chứ không phải hết một sớm một chiều", ông Phu nói.

Về tình hình Hà Nội, ông Phu lưu ý cần chú ý đến ca nhiễm mới tại cộng đồng. "Hà Nội giống Đà Nẵng và TP HCM, đều có nguy cơ vì rất nhiều người đi lại. Đặc biệt vừa qua có ca bệnh ở Hải Dương lên Hà Nội chưa biết lây ở đâu. Một trường hợp đi Nhật cũng chưa biết nguồn lây", ông Phu nói.
Ông Phu đặt vấn đề: Như ca mắc COVID-19 ở Hải Dương, chúng ta phải đặt câu hỏi là lây tại đâu. Nếu ở Hà Nội thì rất lo. Bởi vì qua tổng kết, cơ chế lây nhiễm của COVID-19 khác. Như dịch SARS, tất cả đều có triệu chứng, còn COVID-19 có một số ca không có triệu chứng. Ca ở Hải Dương cũng chưa biết là F0 hay không. Nếu càng bị nhiều ca ngoài cộng đồng thì chu kỳ dịch càng nhiều.
"Nếu lây ở Hà Nội thì là cả vấn đề. Vì vậy cần phải tiếp tục điều tra dịch tễ, tìm ra các yếu tố lây nhiễm", ông Phu nói.
Về giải pháp, ông Phu cho rằng, hiện nay đang định hướng xét nghiệm trên diện rộng có chỉ định chứ không thể xét nghiệm 100% dân số thành phố được: "Không chỉ xét nghiệm các trường hợp F1 mà những ca ho, sốt cần phải xét nghiệm để tìm. Những ca vừa phát hiện ở bệnh viện Hà Đông, bệnh viện Thanh Nhàn là ca chỉ điểm, nếu không phát hiện thì lại bỏ qua, coi như chưa có dịch, bùng lên như Đà Nẵng là cả vấn đề".
Ông Phu cũng cho rằng, Hà Nội cũng cần xét nghiệm elisa để phát hiện trong cộng đồng đã có người nhiễm hay chưa. "Làm xét nghiệm elisa cắt ngang cộng đồng. Đây là xét nghiệm kháng thể, nếu nhiều người âm tính thì chứng tỏ 3 tháng qua là sạch. Còn nếu nhiều người dương tính thì chứng tỏ đã có lây nhiễm rồi mà chưa phát hiện ra", ông Phu nói thêm.
Chuyên gia Trần Đắc Phu cũng cho rằng, Hà Nội và Việt Nam làm rất tốt công tác khoanh vùng, dập dịch, dù phát hiện có thể muộn, chậm. Tuy nhiên, theo ông Phu, không cần thiết phải khoanh vùng quá rộng, mà tập trung vào nơi phát hiện ca bệnh, các nơi có tiếp xúc. Tránh việc có một vài ca nhập cảnh mà khoanh vùng giãn cách cả thành phố, không làm tốt công tác khoanh vùng thì lại hỏng.
Theo ông Phu, giải pháp phòng chống vẫn đóng vai trò quan trọng, như đeo khẩu trang, giãn cách, khử khuẩn, thực hiện khai báo y tế. Những việc này cần phải đưa vào thành chính sách...
Theo Hoàng Phong (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Đập chén bát xây lăng mộ: Chuyện thật ở ngôi làng khiến cả thế giới ngỡ ngàng (19/07)
-
CHÍNH THỨC: Arsenal bạo chi mua Noni Madueke bất chấp người hâm mộ phản đối (19/07)
-
Tiếc đứt ruột phim Hàn hay khủng khiếp mà chỉ có 10 tập: Dàn cast đỉnh của đỉnh, may quá sẽ có phần 2 (19/07)
-
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hơn 41.000 người đã nhận tiền, còn 1.200 tỷ đồng kẹt ở ngân hàng (19/07)
-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
Bài đọc nhiều



