Xã hội
11/09/2023 07:00Hiểu như thế nào về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện?
Sau 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013, Việt Nam và Mỹ đồng ý nâng cấp thêm hai bậc, đưa quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ lên ngang hàng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quan hệ Đối tác chiến lược với 18 quốc gia, quan hệ Đối tác toàn diện với 12 quốc gia; quan hệ Đối tác chiến lược lĩnh vực với 2 quốc gia (Hà Lan và Đan Mạch). Việt Nam có Quan hệ đặc biệt với 3 quốc gia, gồm Lào, Campuchia và Cuba.
Theo một bài viết trên Tạp chí Cộng sản, trong quan hệ quốc tế, dù đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế bàn về đối tác chiến lược nói chung và các mối quan hệ đối tác chiến lược cụ thể, bất kể quãng thời gian khá dài kể từ khi quan hệ đối tác chiến lược đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 (Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ) và số lượng ngày càng gia tăng của các mối quan hệ này, nhưng đến nay dường như vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm “đối tác chiến lược”.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đây là mô hình liên kết mới trong quan hệ quốc tế, trở nên thịnh hành kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, được thiết lập theo cấu trúc mới để đạt được các mục tiêu dài hạn.
Trong Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Mỹ vào tháng 7/2013, Việt Nam và Mỹ xác định các nội hàm cơ bản của khuôn khổ quan hệ này, bao gồm 9 nội dung hợp tác ưu tiên: chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, môi trường - y tế, văn hóa - thể thao, giao lưu nhân dân, giải quyết hậu quả chiến tranh và quyền con người.
Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Biden ngày 10/9, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh một số phương hướng lớn để thúc đẩy quan hệ Việt– Mỹ, trong đó có việc tiếp tục tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thực hiện những nguyên tắc định hướng, tạo ổn định lâu dài, gặp gỡ, hợp tác cấp cao, giữa các ngành, các cấp, giao lưu nhân dân.
Tổng Bí thư hoan nghênh việc thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư và tăng trưởng kinh tế bao trùm theo hướng đổi mới sáng tạo tiếp tục là nền tảng trọng tâm, động lực cho quan hệ hai nước và việc hai bên nhất trí tạo đột phá trong hợp tác về khoa học, công nghệ.
Theo Bình Giang (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Hành trình khởi nghiệp "nghẹt thở" của CEO 9X tỷ đô từng bỏ học (20/07)
-
Messi thăng hoa rực rỡ, Inter Miami thắng trận 'rửa mặt' (20/07)
-
Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Bão số 3 gây mưa lớn, trọng tâm khu vực nào? (20/07)
-
Ông Trump gây tranh cãi vì kể chuyện liên quan đến kẻ đánh bom khét tiếng ở Mỹ (20/07)
-
Vợ dọn nhà tìm thấy “quỹ đen” 17 cây vàng chồng giấu dưới gầm giường (20/07)
-
Lý do đặc biệt giúp thủ khoa toàn quốc có bố là phụ hồ đạt 9,25 điểm môn Văn (20/07)
-
"Các trận sau, đối thủ có khi phải kèm cả trung vệ của tuyển Việt Nam!" (20/07)
-
Hôn nhân cay đắng của "nữ hoàng sexy showbiz": Bị chồng lừa đẻ, vất vả chăm con một mình như mẹ đơn thân (20/07)
-
Gần 10.000 tỷ đồng xây dựng nhà máy điện gió ở Quảng Trị (20/07)
-
Campuchia trấn áp quy mô lớn, bắt hơn 2.270 nghi phạm lừa đảo trực tuyến (20/07)
Bài đọc nhiều




