Xã hội

Không báo công an khi nhặt được của rơi sẽ bị phạt 5 triệu đồng

Biết tôi định giao nộp công an 20 triệu đồng nhặt được, người bạn khuyên nên "ỉm" đi nếu không sẽ bị phạt vì đã giữ số tiền này quá lâu. Có đúng luật quy định vậy không?

Biết tôi định giao nộp công an 20 triệu đồng nhặt được, người bạn khuyên nên "ỉm" đi nếu không sẽ bị phạt vì đã giữ số tiền này quá lâu. Có đúng luật quy định vậy không?

Giờ sau một tháng, tôi lo đủ số tiền đó, cảm thấy áy náy nên định mang đến cơ quan công an nộp. Tuy nhiên, bạn tôi nói nên "ỉm đi" vì giờ mang nộp sẽ bị phạt 5 triệu đồng.

Xin hỏi, pháp luật có quy định gì về việc trả lại tài sản nhặt được?

Kết quả hình ảnh cho Nhặt được tiền
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Dân sự, người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Pháp luật không bắt buộc người nhặt được của rơi phải thông báo hoặc giao nộp ngay lập tức cho cơ quan chức năng (như trường hợp nhặt được tài sản vào ban đêm). Do vậy, người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên việc thông báo hoặc giao nộp cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Trường hợp cố tình không trả lại cho chủ sở hữu hoặc cố tình không giao nộp khi đã có yêu cầu của cơ quan chức năng thì tùy theo số tiền chiếm giữ mà bị xử lý như sau:

Theo quy định tại Điều 142 về Tội chiếm giữ trái phép tài sản, người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.

Trường hợp số tiền chiếm giữ dưới mức khởi điểm nói trên thì theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Như vậy, với các quy định nói trên, nếu bạn chưa nhận được yêu cầu trả lại tài sản của chủ sở hữu hoặc thông báo giao nộp tài sản của cơ quan chức năng thì hành vi chiếm giữ tài sản của bạn không bị xử lý. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bạn nên giao nộp càng sớm càng tốt để cơ quan chức năng ra thông báo tìm kiếm chủ sở hữu tài sản bị thất lạc.  

Luật sư Vũ Tiến Vinh Công ty Luật Bảo An, Hà Nội

Theo VnExpress.net