Xã hội
08/05/2019 20:04Lãnh đạo Bộ GTVT giải thích tên gọi 'trạm thu tiền'
Trao đổi với Zing.vn, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ khẳng định khi soạn dự thảo thông tư, tổ soạn thảo đã biết sẽ có lo lắng của người dân về việc phải thay đổi biển báo, tên trạm từ "thu phí" sang "thu tiền" (giống như từng xảy ra khi xuất hiện khái niệm "thu giá").
Theo Thứ trưởng Thọ, sẽ không có chuyện thông tư ra đời thì bắt phải thay đổi tên hàng loạt trạm thu. Ông Thọ khẳng định cách viết "trạm thu tiền" chỉ để bản chất nội hàm của nó phù hợp với Luật Giá.

"Tên trạm muốn đặt thế nào thì đặt, dù gọi là trạm thu phí hay trạm thu giá đều được hết. Nhưng bản chất hoạt động tại các trạm đó vẫn là 'thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ' theo quy định của Luật Giá", ông Thọ nhấn mạnh.
Thứ trưởng GTVT cho rằng việc dùng từ "trạm thu tiền" sẽ phù hợp với Luật Giá. Các trạm đó chỉ thu tiền (tiền mặt hoặc tiền nạp vào thẻ).
Trước câu hỏi về việc nếu trên hệ thống đường bộ cùng lúc xuất hiện các "trạm thu phí", "trạm thu giá", trạm thu tiền" không thống nhất, Thứ trưởng Thọ khẳng định đó là do cách đặt tên của mỗi trạm, không gây ảnh hưởng gì.

Đến nay, việc đổi từ "trạm thu phí" thành "trạm thu tiền" mới chỉ nằm trên bản dự thảo thông tư thay thế thông tư 49 đang được Bộ GTVT đăng tải công khai trên website để các tổ chức và người dân cùng góp ý kiến.
Khi bản dự thảo vấp phải phản ứng của người dân, Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết đã đề nghị tổ soạn thảo dự thảo thông tư bổ sung thêm nội dung giải thích về việc đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu tiền". Vị này cũng cho biết kể từ khi đăng tải lên website, dự thảo thông tư đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các tổ chức và công dân.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ GTVT vấp phải phản ứng của dư luận khi cố gắng đổi cách gọi "trạm thu phí" sang một cách gọi khác. Trước đó, Bộ đã đổi từ "trạm thu phí" sang "trạm thu giá" và bị người dân phản đối gay gắt dẫn đến việc phải trở lại tên cũ.
Theo Bộ GTVT, việc không dùng cách gọi "trạm thu phí" là do dịch vụ sử dụng đường bộ đã được chuyển đổi sang cơ chế quản lý giá (theo Luật Giá). Khi đã không còn là phí thì mức giá sử dụng đường bộ sẽ căn cứ theo quy luật thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Nếu dùng từ "thu phí", các BOT sẽ phải chịu sự quản lý Nhà nước thông qua Luật Phí và lệ phí.
Theo Ngọc Tân (Tri Thức Trực Tuyến)
Tin cùng chuyên mục








-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
-
Bài học ‘vua chứng khoán’ Trung Quốc mất sạch 4,3 tỷ USD vì lòng thù hận, từ đứa trẻ nghèo thành đại gia rồi cuối cùng thành tử tù (18/07)
-
U23 Đông Nam Á nhiều bất ngờ, có đáng lo cho U23 Việt Nam? (18/07)
-
Việt Nam nêu lý do mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Belarus tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm 2/9 (18/07)
Bài đọc nhiều




