Xã hội
06/12/2024 15:40Ngã vào gốc cây, người đàn ông bị uốn ván nguy kịch
Bị trượt chân, ngã vào gốc cây làm rách da ở cẳng chân phải, ông P.K.T. (ở Thanh Hoá) đã tự xử lý vết thương qua loa và về nhà đắp lá cầm máu.
Sau 2 ngày, vết thương bắt đầu nhiễm trùng, người nhà đưa ông T. vào cơ sở y tế gần nhà và được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, phải nhập viện điều trị.

Do không có bảo hiểm y tế nên ông T. về nhà tự chữa trị. Ngày hôm sau, ông cảm thấy người khó chịu, không thở được nên gia đình đưa đến bệnh viện.
Khi nhập viện, ông có biểu hiện khó há miệng, khó ăn, khó nuốt, miệng bắt đầu sùi bọt mép và lên cơn co giật. Ông được chẩn đoán mắc uốn ván, nhiễm trùng huyết nặng. Bệnh nhân phải mở khí quản, thở máy nhưng tình trạng bệnh ngày càng nặng nên được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh nhân T. nhập viện trong tình trạng an thần, thở máy, co cứng cơ toàn thân, co giật trên nền co cứng, vết thương cẳng chân phải chảy mủ, chảy dịch, chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể - nhiễm khuẩn huyết. Bệnh nhân có tiên lượng nặng.
Một bệnh nhân khác được Bệnh viện Đa khoa Sơn La chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng phải đặt nội khí quản với chẩn đoán uốn ván.
Trước khi vào viện, bệnh nhân bị dao đâm vào mu bàn chân phải. Sau 5 ngày xuất hiện cứng hàm phải nhập viện. Hiện tại bệnh nhân vẫn phải thở máy.

Theo bác sĩ Hương, uốn ván là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào. Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tai… hoặc các vết thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, gãy xương hở, bỏng sâu… thậm chí có thể gặp khi nạo thai, phẫu thuật tiêu hoá, cắt trĩ, cắt rốn với dụng cụ bị nhiễm bẩn.
Để phòng bệnh uốn ván, bác sĩ Hương khuyên ngay sau khi bị vết thương, người dân cần đến cơ sở y tế để được xử lý vết thương đúng cách. Trường hợp cần thiết sẽ được tiêm huyết thanh kháng độc tố uốn ván.
Nếu người bệnh đã tiêm vắc-xin trong vòng 3 năm nên tiêm vắc-xin nhắc lại. Nếu người bệnh chưa từng tiêm vắc-xin, hoặc tiêm đã trên 3 năm cần tiêm đủ 3 mũi để có miễn dịch cơ bản, miễn dịch sẽ tồn tại khoảng 3 - 5 năm.
Theo D.Thu (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến 3 nạn nhân tử vong, 40 người mất tích (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
TRỰC TIẾP U23 Việt Nam 3-0 U23 Lào: Trung vệ cao 1m84 ghi liền 2 bàn thắng (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
-
Chuyên gia nhận định mới nhất về bão số 3, diễn biến đợt mưa rất lớn ở miền Bắc (19/07)
Bài đọc nhiều




