Xã hội

Phẫn nộ với các chiêu lừa làm từ thiện online

Việc lợi dụng lòng nhân ái của người dân đã giúp những kẻ núp bóng làm từ thiện trên mạng có thể dễ dàng kiếm quyên góp được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, số tiền cụ thể mà những người bất hạnh nhận được lại rất nhỏ bé so với số tiền mà cộng đồng đã dành cho họ.

Việc lợi dụng lòng nhân ái của người dân đã giúp những kẻ núp bóng làm từ thiện trên mạng có thể dễ dàng kiếm quyên góp được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, số tiền cụ thể mà những người bất hạnh nhận được lại rất nhỏ bé so với số tiền mà cộng đồng đã dành cho họ.

 

Bằng cách đưa lên mạng những hình ảnh, video về người bệnh, người nghèo, người khuyết tật... đang trong hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ, những nhóm người này kêu gọi cộng đồng mạng ủng hộ tiền bạc, vật chất với địa chỉ nhận tiền, tài khoản ngân hàng của bản thân mình, kèm theo một số đặc điểm làm tin. Một trong số các thủ đoạn mà những kẻ núp bóng làm từ thiện trên mạng xã hội thường xuyên sử dụng là tìm đến những mảnh đời thực sự khó khăn, bệnh tật nhằm mục đích đánh động đến lòng thương người, sự nhân ái của đông đảo thành viên trên mạng xã hội.
 
Sau khi quyên góp được tiền từ cộng đồng, họ chỉ trích một phần ít trong số đó dành cho những người khó khăn, còn phần lớn giữ lại, theo kiểu ăn chặn. Hành vi này là khá phổ biến bởi người được nhận không có khả năng tìm hiểu những thông tin khác và những người bỏ tiền ra giúp đỡ cũng không có điều kiện để kiểm chứng hay nắm rõ số tiền của mình đã được chi tiêu vào việc gì.

Ngoài ra, những kẻ lợi dụng việc làm từ thiện qua mạng thường đưa thông tin mập mờ, không rõ ràng về các chương trình từ thiện. Là người yêu thích các hoạt động từ thiện, vừa qua tôi đã liên hệ với một nhóm từ thiện chuyên đi quyên góp tiền để mổ tim, phẫu thuật hở hàm ếch cho những trẻ em nghèo, tôi nhận thấy nhiều thông tin khuất tất, giấu giếm.

Cụ thể là nhóm này chụp hình và đưa lên mạng hàng trăm mảnh đời của trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch và nêu chi phí cho một ca phẫu thuật trị giá bao nhiêu tiền, kêu gọi cộng đồng ủng hộ, mang đến nụ cười cho những em nhỏ bất hạnh. Tuy nhiên, khi tôi đề nghị được liên hệ với nhóm bác sĩ phẫu thuật, và cơ quan chức năng để tìm hiểu thông tin thì những người làm từ thiện này không đưa ra được những số liệu cụ thể và sau đó cắt đứt liên lạc.

Việc lợi dụng lòng nhân ái của người dân đã giúp những kẻ núp bóng làm từ thiện trên mạng có thể dễ dàng kiếm quyên góp được hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, số tiền cụ thể mà những người bất hạnh nhận được lại rất nhỏ bé so với số tiền mà cộng đồng đã dành cho họ.

Vì thế khi người dân tham gia đóng góp từ thiện cần tỉnh táo, kiểm chứng các thông tin liên quan chứ không chỉ đơn thuần thấy đau khổ là giúp đỡ. Để những đồng tiền từ thiện đến đúng với người nghèo, người bất hạnh, thì cộng đồng cần có sự chung tay thông qua những cơ quan địa phương cụ thể, tránh sự trục lợi từ những kẻ xấu kiếm tiền trên sự bất hạnh của ngưòi khác.
 
Theo Đại Dương (Sài Gòn Tiếp Thị)