Xã hội
28/12/2015 10:57Sự gian dối bất đắc dĩ của những người lương thiện
Nói đến thực phẩm độc hại hiện nay, bất cứ ai cũng có thể lên tiếng chửi những người làm ăn vô lương tâm, không có tình người. Như thể chúng ta chưa hề biết rằng, bất cứ lĩnh vực nào và thời đại nào cũng có những người xấu, phạm pháp và đó là số ít. Song, khi luật pháp không công minh thì số ít này sẽ ảnh hưởng tới những người lương thiện, thậm chí là gây sức ép buộc họ phải thay đổi, phải trở thành gian dối như số người xấu.
![]() |
Người dân nên thận trọng trong việc chọn mua thịt lợn. Nguồn: Internet. |
Người nông dân khi sản xuất ra sản phẩm cũng vậy. Nhiều người lương thiện muốn làm ra sản phẩm an toàn và chất lượng nhưng rồi họ cũng không thể giữ được điều này. Vào mùa thu hoạch càphê, nhiều hộ gia đình đã ngâm nước vào càphê để tăng trọng lượng. Cơ quan chức năng và những người có trách nhiệm thay vì lên án để chấm dứt hành động này thì lại giảm giá mua xuống so với giá mặt bằng để bù lại lượng nước ngấm trong hạt càphê. Những hộ gia đình thu hoạch càphê không ngâm nước, vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên phải chấp nhận giá bán của càphê bị ngâm. Họ đành phải bất đắc dĩ ngâm nước càphê của mình để khỏi thiệt thòi.
Với những hộ gia đình chăn nuôi thì sao? Chăn nuôi lợn thịt là một điển hình quá rõ ràng. Mặt bằng giá giữa thịt lợn sạch và thịt nuôi có bột tăng trọng, chất tạo siêu nạc là ngang nhau. Vì thế, người nuôi lợn sạch sẽ không thể tồn tại được. Hỏi về việc sử dụng bột tăng trọng, một chủ hộ chăn nuôi lành mạnh chia sẻ: “Có bột tăng trọng chứ em, nhà chị dùng bột tăng trọng mà vẫn còn lo lỗ, nhiều hộ chăn nuôi lợn không có tiền lãi vì giá mua rất thấp”. Những hộ nông dân chăn nuôi vịt cũng vậy. Nuôi vịt đàn tự nhiên thì thời gian lâu, chi phí cao trong khi phải bán bằng giá với vịt nuôi nhanh theo kiểu “ăn bột” nên chắc chắn phải chọn giải pháp giống mọi người, nếu không sẽ phá sản, chết đói. Các sản phẩm khác như rau, củ, quả... cũng tương tự như vậy.
Hậu quả của hiện tượng trên là không lường hết được. Nó không chỉ làm hại sức khỏe của người tiêu dùng vì hóa chất độc hại mà còn gây thiệt hại cho cả người sản xuất. Rõ ràng, khi người tiêu dùng không yên tâm về chất lượng sản phẩm thì lượng tiêu thụ sẽ giảm mạnh và người chịu thiệt là nhà sản xuất: Người nông dân. Họ không hề biết bởi họ chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, không tính chuyện lâu dài. Tác hại hơn là từ chỗ không chấp nhận việc làm xấu, họ đã làm việc xấu, rồi dần thành quen và thấy dễ dàng, bình thường vì ai cũng làm được.
Tin cùng chuyên mục








-
Lộ diện "ông trùm" đường dây sản xuất xe máy điện giả ở Hà Nội (18/07)
-
Đại gia chi 250 triệu mua xe Vespa cũ 13 năm tuổi để trưng chơi (18/07)
-
Căn bệnh Tổng thống Mỹ Donald Trump mắc nguy hiểm ra sao? Bác sĩ đưa ra cảnh báo (18/07)
-
Mẹ vợ lúc sống thì ghét bỏ, chì chiết đủ điều, nhưng trước khi qua đời lại nói một câu khiến con rể nước mắt chảy dài (18/07)
-
Giá bán chung cư sơ cấp trung bình tại Hà Nội liên tục lập đỉnh, chạm mốc 80 triệu đồng/m2: Vì sao giá vẫn chưa chịu hạ? (18/07)
-
Trung vệ Việt kiều Pháp từ chối CLB CAHN, tiết lộ lý do quyết ở lại đội "ngựa ô" V.League (18/07)
-
VN-Index vượt 1.500 điểm sau 3 năm (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh lên cấp 12, giật cấp 15 trên Biển Đông (18/07)
-
Diệp Lâm Anh bị tấn công dồn dập sau họp báo của Jack (18/07)
-
Đăng bài "khịa" học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam sau kỳ thi tốt nghiệp, nam sinh gây tranh cãi! (18/07)
Bài đọc nhiều




