Xã hội
18/02/2019 13:36Tuyến metro Nhổn-ga Hà Nội dùng robot đào hầm từ tháng 4

Ngày 18/2, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhà thầu ga ngầm dự án metro Nhổn-ga Hà Nội đã hoàn thành việc rà phá bom mìn, lắp ráp máy móc và vận chuyển đến công trường phục vụ thi công các kết cấu phụ trợ...
Tại khu vực ga ngầm Kim Mã, Cát Linh, nhà thầu đang thi công tường vây (tường dưới lòng đất, bao xung quanh đoạn đi ngầm); hiện ga S9 (Kim Mã) đã có 6 trên tổng số 63 đốt tường vây được lắp đặt. Dự kiến việc này sẽ hoàn thành trong tháng 3 để máy đào hầm vào hoạt động từ tháng 4.
Tại ga S10 (Cát Linh), 26 trong tổng số 28 đốt tường vây đã được lắp đặt, dự kiến trong tháng 2 sẽ hoàn thành.
Theo đánh giá của các nhà thầu, thi công tường vây là một trong những phần việc phức tạp. Để hoàn thành một đốt tường vây có chiều rộng 6 m – 7,5 m, nhà thầu phải huy động nhiều chuyên gia, kỹ sư và công nhân cùng cần cẩu cao gần 30 m để thi công trong ba ngày.

"Sau khi 4 hốc ngầm đặt nhà ga hoàn thiện, máy đào hầm sẽ vào khoan để làm ống ngầm tại các nhà ga S9, S10", đại diện MRB nói.
Công nghệ thi công đào ngầm tuyến Nhổn - ga Hà Nội là Tunnel Boring Machine (TBM) của Italy, được áp dụng với nhiều công trình hầm trên thế giới từ 20 năm trước. Công nghệ này cũng áp dụng cho tuyến metro 1B (Bến Thành - Suối Tiên) ở TP HCM.
Máy đào hầm TBM dạng robot điều khiển giống máy khoan hình trụ nằm ngang với đường kính 7 m -17,5 m, đủ để chứa thiết bị máy móc và công nhân ở bên trong để vận hành. Sau khi thi công, hầm sẽ gồm 2 ống rộng 6,3 m.
Để đào hầm bằng công nghệ này, đội ngũ chuyên gia vận hành máy gồm 30 người nước ngoài (15 người làm việc dưới lòng đất và 15 người làm việc ở phía trên). Các máy sẽ khoan ở độ sâu 21 m - 22 m. Mọi hoạt động trên mặt đất diễn ra bình thường, công trình phía trên cũng không bị ảnh hưởng. Dự kiến, với địa chất nền đất cát, đất bùn ở Hà Nội, việc thi công hầm sẽ thuận lợi, mỗi ngày máy đào sẽ thi công được khoảng 10 m.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km, gồm 8,5 km trên cao và 4 km đi ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm.
Được khởi công từ tháng 9/2010, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, đầu năm 2017 thành phố báo cáo lùi tiến độ đến sau năm 2021. Đến đầu tháng 6, dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đặt kế hoạch hoàn thành xây dựng vào quý IV/2022 và vận hành vào quý I/2023. Tuy nhiên UBND TP Hà Nội yêu cầu các nhà thầu hoàn thiện dự án vào năm 2022.
Tổng mức đầu tư dự án sau hai lần tăng giá, đến nay đã lên đến gần 36.000 tỷ đồng.
Theo Bá Đô (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Bão Wipha hình thành áp sát Biển Đông, miền Bắc sắp hứng đợt mưa rất lớn (18/07)
-
"Mong Sol tự hào và hạnh phúc nhất", nhưng điều Jack và Thiên An đang làm thì... ngược lại! (18/07)
-
Mẹ bầu hoảng loạn vì bị kẻ cướp đe dọa giết cả nhà nếu báo công an (18/07)
-
Rộ thông tin Ngô Thanh Vân đã sinh con gái đầu lòng, Huy Trần chính thức lên tiếng (18/07)
-
Cả nghìn người sống trong chung cư thì sạc xe điện mỗi ngày thế nào: Trung Quốc giải bài toán này như sau (18/07)
-
CEO Andy Byron: Từ ông trùm công nghệ đến tâm điểm của sự cố kiss-cam vạch trần ngoại tình gây bão mạng (18/07)
-
Cảnh báo 7 loại hình ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại (18/07)
-
Tuyển Indonesia rơi vào “bảng tử thần”, giấc mơ World Cup đứng trước nguy cơ tan vỡ (18/07)
-
Bài học ‘vua chứng khoán’ Trung Quốc mất sạch 4,3 tỷ USD vì lòng thù hận, từ đứa trẻ nghèo thành đại gia rồi cuối cùng thành tử tù (18/07)
-
U23 Đông Nam Á nhiều bất ngờ, có đáng lo cho U23 Việt Nam? (18/07)
Bài đọc nhiều




