Xã hội
13/10/2020 09:14Uống 6 gói thuốc diệt chuột dạng bột do nhầm tưởng là ngũ cốc
Theo đó, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai đã thông tin về hai trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới.
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam (59 tuổi, ở Hưng Yên). Người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân đã uống 6 gói thuốc diệt chuột dạng bột do nhầm tưởng những gói bột này là ngũ cốc. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột kháng vitamin K.
Bệnh nhân được chuyển đến trung tâm chống độc ở ngày thứ 3 sau khi đã được điều trị ở tuyến dưới. Khi nhập viện, bệnh nhân đã trong tình trạng rất nặng, rối loạn đông máu và tiếp tục được sử dụng thuốc giải độc.

Trường hợp thứ hai là một bệnh nhân nam (39 tuổi, ở Hà Nội). Bệnh nhân có tiền sử rối loạn tâm thần, được đưa vào viện trong tình trạng nôn khan, vẫn tỉnh táo, không co giật. Theo lời kể của người nhà, trước đó bệnh nhân đã uống 4 viên thuốc diệt chuột Storm (giống viên kẹo màu xanh nước biển). Hiện, bệnh nhân đang được điều trị tích cực và sử dụng thuốc giải độc.
Theo bác sĩ Nguyên, những năm gần đây trung tâm tiếp nhận cấp cứu rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc thuốc diệt chuột thế hệ mới.
"Các thuốc diệt chuột thế hệ cũ cách đây 10-20 năm, hầu hết nhập lậu từ Trung Quốc, gây co giật, hôn mê, loạn nhịp tim, đã bị cấm và ít xuất hiện trở lại thì ngày nay các loại thuốc thế hệ mới gây chảy máu do kháng vitamin K.
Các hóa chất này lại thường được gọi dưới cái tên rất nhẹ nhàng “thuốc diệt chuột sinh học”. Những chất này gây độc diễn biến âm thầm và trong 3 ngày đầu sau ngộ độc, biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân hoàn toàn bình thường" - bác sĩ Nguyên nói.

Thực tế, tất cả vẫn là các hóa chất thế hệ mới có độc tính còn cao hơn rất nhiều, thậm chí rất cao. Khi các chất này vào cơ thể chuyển hóa và thải trừ rất chậm, trong 72 giờ đầu có thể chưa biểu hiện gì, nhưng âm thầm chỉ theo dõi xét nghiệm đông máu hàng ngày mới biết, tác dụng cũng rất dài, độc tính kéo dài thường nhiều tháng, có thể tới hàng năm.
Thường các bệnh nhân sau khi được cấp cứu, dùng thuốc giải độc ổn định, cần duy trì đơn thuốc và hẹn khám lại nhiều lần, có khi cả năm thì ngộ độc mới đỡ dần và hết. Tuy nhiên, các bệnh nhân thường chủ quan hoặc bận rộn với cuộc sống nên hết thuốc lại không đi khám tiếp lấy đơn thuốc trong khi chất độc vẫn còn trong người, kết quả là lại bị chảy máu và vào viện cấp cứu tiếp.
Sau uống hóa chất diệt chuột chưa có biểu hiện gì thì không được chủ quan, vẫn cần theo dõi và điều trị tại bệnh viện ít nhất 72 giờ, bác sĩ sẽ xét nghiệm lại và quyết định cho ra viện hay điều trị tiếp.
Bệnh nhân khi đã được xác định bị ngộ độc, không được tự bỏ thuốc mà phải tuân thủ đúng theo đơn và khám lại theo hướng dẫn. Bác sĩ là người điều chỉnh và quyết định khi nào việc chữa ngộ độc hoàn tất (thường mất nhiều tháng).
Ngọc Miu (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Lật tàu trên vịnh Hạ Long khiến 5 nạn nhân tử vong, hàng chục người mất tích (19/07)
-
Nữ diễn viên khóc nghẹn bắt quả tang chồng có hành vi vụng trộm "trái luân thường đạo lý" (19/07)
-
Concert quy tụ anh tài - chị đẹp sập sân khấu trước giờ G, bão lốc nguy hiểm khiến BTC phải đưa ra thông báo gấp! (19/07)
-
Mưa giông bất ngờ ở Hà Nội: Tôn bay, kính vỡ, người đi xe máy bị hất văng (19/07)
-
Bão Wipha lao thẳng Philippines khiến gần 100.000 người ảnh hưởng, Hong Kong dự kiến nâng mức cảnh báo (19/07)
-
Quảng Ninh xuất hiện giông mạnh kèm mưa đá, sấm sét, xe cộ 'chết cứng' trên đường (19/07)
-
Trung vệ cao 1m84 ghi 2 bàn, tuyển Việt Nam "đặt một chân" vào bán kết giải Đông Nam Á (19/07)
-
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII (19/07)
-
Bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/07)
-
Tiệm gấu bông "xấu lạ" thông báo dừng hoạt động (19/07)
Bài đọc nhiều




