Công nghệ
22/08/2023 09:00Bốn mô hình AI hàng đầu tranh tài ‘bịa chuyện’
Các nhà nghiên cứu tại Arthur AI, một nền tảng giám sát máy học, đã tiến hành thử nghiệm những mô hình hàng đầu ngành công nghệ và ghi nhận GPT-4 giỏi toán nhất, Llama 2 đạt mức trung bình mọi mặt, Claude 2 của Anthropic “hiểu rõ” giới hạn bản thân nhất và Cohere AI giành danh hiệu mô hình “ảo giác” nhất với những câu trả lời sai tự tin nhất.
Báo cáo của Arthur AI đưa ra trong bối cảnh thông tin sai lệch do AI sản xuất đang trở thành vấn đề nóng khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 đang tới gần.

Theo Adam Wenchel, đồng sáng lập và CEO Arthur, đây là báo cáo đầu tiên “xem xét toàn diện về tỷ lệ ảo giác của các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) thay vì chỉ công bố xếp hạng”.
Ảo giác AI chỉ hiện tượng các LLM bịa đặt hoàn toàn thông tin và hành xử như thể chúng đang nói sự thật. Ví dụ, tháng 6/2023, có tin tức cho biết ChatGPT đã trích lục thông tin “không có thật” trong hồ sơ nộp lên toà án liên bang New York và những luật sư liên quan có thể đối mặt với những án phạt nghiêm khắc.
Trong cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu Arthur AI cho các mô hình AI tranh tài ở các danh mục như toán học tổ hợp, kiến thức về tổng thống Mỹ, các nhà lãnh đạo chính trị Maroc,… với những câu hỏi được “thiết kế” để AI bộc lộ sai lầm, đó là “yêu cầu các mô hình giải trình các bước lập luận về thông tin đưa ra”.
Kết quả cho thấy GPT-4 của OpenAI nhìn chung hoạt động tốt nhất trong số các mô hình được thử nghiệm. Nó cũng có độ ảo giác thấp hơn so với phiên bản tiền nhiệm GPT-3,5. Chẳng hạn, với những câu hỏi toán học, GPT-4 ít ảo giác hơn từ 33% đến 50%.
Mặt khác, Llama 2 của Meta nhìn chung gây ảo giác nhiều hơn so với GPT-4 và Claude 2 của Anthropic.
Trong hạng mục toán học, GPT-4 đứng ở vị trí số một, theo sát là Claude 2, nhưng trong các bài kiểm tra về tổng thống Mỹ, Claude 2 chiếm vị trí đầu tiên về độ chính xác, vượt qua GPT-4 ở vị trí thứ hai. Khi được hỏi về chính trị Maroc, GPT-4 lại đứng đầu và Claude 2 và Llama 2 gần như hoàn toàn chọn không trả lời.
Ở bài thử nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra mức độ “đề phòng rủi ro” của các mô hình AI (đưa ra thông báo “Là một mô hình AI, tôi không thể đưa ra ý kiến”).
Với bài test này, GPT-4 có mức đề phòng tăng tương đối 50% so với GPT-3.5, cũng được minh chứng “định lượng bằng các tuyên bố của người dùng GPT-4 rằng phiên bản mới gây khó chịu nhiều hơn”. Mặt khác, mô hình AI của Cohere hoàn toàn không có động thái phòng ngừa bất kỳ phản ứng nào. Nghiên cứu cho thấy Claude 2 đáng tin cậy nhất về mặt “tự nhận thức”, nghĩa là đánh giá chính xác những gì nó biết và không biết, đồng thời chỉ trả lời những câu hỏi mà nó có dữ liệu đào tạo để hỗ trợ.
Đại diện của Cohere đã bác bỏ kết quả, lý giải rằng “công nghệ tăng cường truy xuất của công ty, vốn không tích hợp trong mô hình được thử nghiệm, có hiệu quả cao trong việc trích dẫn những thông tin có thể được kiểm chứng để xác minh nguồn tin” cho doanh nghiệp.
Theo Thế Vinh (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Trung Quốc: Cựu lãnh đạo cấp cao Tây Tạng lĩnh án tử hình treo vì nhận hối lộ (16/07)
-
Hà Nội: Hiện trường kinh hoàng vụ ô tô tông liên hoàn 2 xe con và 5 xe máy khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương (16/07)
-
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa án vì cáo buộc khi quân (16/07)
-
Diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ (16/07)
-
Sự thật khó ngờ về bức ảnh Hải Tú "mang thai con đầu lòng" (16/07)
-
Làm mẹ, theo dõi vụ việc Jack và Thiên An mà tôi nghĩ mãi: Khi người lớn đấu tranh, xin đừng để trẻ con thành "nạn nhân đi kèm" (16/07)
-
Tài xế bất ngờ khóa xe buýt bỏ đi khiến cả trăm khách suýt ngạt thở (16/07)
-
U23 Lào tuột chiến thắng trước trận gặp U23 Việt Nam (16/07)
-
Ô tô đâm hàng loạt xe ở Hà Nội, ít nhất 1 người tử vong (16/07)
-
Vụ án tại Cục An toàn thực phẩm: Có buông lỏng kiểm tra, giám sát? (16/07)
Bài đọc nhiều




